Hôm nay, Tòa án Hiến pháp Đức bắt đầu xem xét vấn đề các cửa hàng ở nước này có được phép buôn bán vào ngày Chủ Nhật hay không. Chuyện không đơn giản như chúng ta tưởng vì ở Đức, điều này bị ràng buộc bởi luật pháp, hơn nữa cả phe ủng hộ lẫn phe chống đối đều tỏ ra rất quyết liệt.
Điều luật “làm khó” người tiêu dùng
Từ lâu nay ở Đức, các cửa hàng, kể cả những điểm kinh doanh thực phẩm, không mở cửa vào ngày Chủ Nhật. Ai không kịp dự trữ đồ ăn, thức uống thì cứ việc... nhịn. Đây không phải là ý thích của người kinh doanh mà có luật hẳn hoi.
Điều 139 trong Hiến pháp Đức quy định Chủ Nhật (hay còn gọi là Chúa Nhật) là “ngày nghỉ ngơi và an trí”, tức các nhân viên của ngành thương mại có quyền không phải đi làm. Còn Kinh thánh thì viết: “Sáu ngày làm việc, còn ngày thứ bảy thì hãy nghỉ ngơi”. Ngày thứ bảy đó chính là Chủ Nhật.
Nhưng sự phát triển của ngành du lịch cũng như tỷ lệ người vô thần ở Đức cao từ lâu đã làm lung lay truyền thống nghỉ vào ngày Chủ Nhật. Người tiêu dùng thì coi điều luật 139 là cũ kỹ, lỗi thời, cần phải được sửa đổi. Bước đầu tiên theo hướng này được chính quyền Đức thực hiện năm 2006 với điều luật giao cho từng bang quyết định số ngày nghỉ trong năm. Ngay lập tức chính quyền thủ đô Berlin chỉ thị cho các cửa hàng trong thành phố phải làm việc 10 Chủ Nhật trong một năm, đặc biệt là các Chủ Nhật trước lễ Giáng sinh. Berlin, nơi có 60% dân số không theo Công giáo và Tin Lành, được coi là thành phố tự do nhất ở Đức. Sau đó những bang khác áp dụng luật mỗi năm các cửa hàng có 4 Chủ Nhật được hoạt động.
Tuy nhiên, cả nhà thờ Công giáo lẫn Tin Lành đều phản đối quyết định của thành phố Berlin, cho rằng quy định các cửa hàng phải mở cửa vào ngày Chủ Nhật là vi phạm quyền tự do của những nhân viên theo các tôn giáo nói trên. Chủ Nhật là ngày các con chiên đi lễ và cầu nguyện ở nhà thờ.
Giám mục Tin Lành Wolfgang Huber nêu rõ rằng quy định các cửa hàng, siêu thị mở cửa 10 ngày Chủ Nhật trong một năm, đặc biệt trước lễ Giáng sinh, là sự lùi bước trước lòng tham và vi phạm hết sức thô bạo truyền thống văn hóa của dân tộc. Chủ Nhật là ngày dành cho gia đình, để thăm nom người thân, bạn bè thì giờ đây bị thay thế bằng việc mua sắm, chịu đựng áp lực, phải làm những công việc mệt mỏi và không cần thiết. Quy định các nhân viên phải bán hàng vào ngày Chủ Nhật là vi phạm tự do tín ngưỡng.
Các tổ chức công đoàn ủng hộ giám mục Huber. Họ cho rằng nếu Hiến pháp bị sửa đổi để bắt các cửa hàng mở cửa vào Chủ Nhật thì gần 1/3 số người lao động ở Đức không có ngày nào dành cho người thân. Hơn nữa, 70% số nhân viên của ngành thương nghiệp là phụ nữ, những người mẹ, người vợ trong gia đình.
Người tiêu dùng thì nhìn sự việc “đời” hơn. Họ thấy tiện lợi nếu các cửa hàng tại Đức hoạt động vào ngày Chủ Nhật như ở phần lớn những quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, nhiều người không thích việc tại một thể chế nhà nước phi tôn giáo mà nhà thờ lại áp đặt người dân phải làm gì vào ngày cuối tuần. Họ còn cho rằng trong thời khủng hoảng, việc các cửa hàng hoạt động vào ngày Chủ Nhật chẳng những có tác dụng kích cầu mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người.
Theo tờ Deutsche Welle (Đức), Tòa án Hiến pháp sẽ ra quyết định trong mấy ngày tới, chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài giữa các bên.
Người tiêu dùng thì nhìn sự việc “đời” hơn. Họ thấy tiện lợi nếu các cửa hàng tại Đức hoạt động vào ngày Chủ Nhật như ở phần lớn những quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, nhiều người không thích việc tại một thể chế nhà nước phi tôn giáo mà nhà thờ lại áp đặt người dân phải làm gì vào ngày cuối tuần. Họ còn cho rằng trong thời khủng hoảng, việc các cửa hàng hoạt động vào ngày Chủ Nhật chẳng những có tác dụng kích cầu mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người.
Theo tờ Deutsche Welle (Đức), Tòa án Hiến pháp sẽ ra quyết định trong mấy ngày tới, chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài giữa các bên.
Người nước ngoài nói gì?
Người Việt quen với “dịch vụ vỉa hè” hoạt động 365 ngày trong năm và gần như 24 giờ trong ngày khó mà thích ứng truyền thống thương mại của người Đức. Thực ra, từ nửa thế kỷ nay, trong cách thức phục vụ của các cửa hàng ở Đức đã có nhiều biến chuyển, không quá cứng nhắc như trước.
Xin lưu ý rằng trước năm 1957, vào những ngày bình thường, các cửa hàng tại Đức chỉ được phép hoạt động đến giờ ăn trưa rồi phải đóng cửa. Về sau, giờ làm việc được kéo đến 16h00. Từ năm 1989, các cửa hàng được phép có một ngày trong tuần mở cửa đến 20h00 (bình thường chỉ mở đến 18h30). Từ năm 1996,
các cửa hàng tùy theo khả năng của mình có thể làm việc đến 20h00 trong năm ngày/tuần. Từ năm 2003, các cửa hàng có thể mở đến 20h00 thậm chí cả vào ngày Thứ Bảy (Chủ Nhật nghỉ, dĩ nhiên).
Xin lưu ý rằng trước năm 1957, vào những ngày bình thường, các cửa hàng tại Đức chỉ được phép hoạt động đến giờ ăn trưa rồi phải đóng cửa. Về sau, giờ làm việc được kéo đến 16h00. Từ năm 1989, các cửa hàng được phép có một ngày trong tuần mở cửa đến 20h00 (bình thường chỉ mở đến 18h30). Từ năm 1996,
các cửa hàng tùy theo khả năng của mình có thể làm việc đến 20h00 trong năm ngày/tuần. Từ năm 2003, các cửa hàng có thể mở đến 20h00 thậm chí cả vào ngày Thứ Bảy (Chủ Nhật nghỉ, dĩ nhiên).
Dưới đây là tâm sự của một người nước ngoài về “những ngày không có cửa hàng thực phẩm” ở Đức: “Tại đây, để không phải nhịn đói thì cần biết chính xác thời gian biểu của các cửa hàng thực phẩm. Có vẻ như thế nào cũng tìm ra một cửa hàng nào đó muốn kiếm tiền và mở cửa suốt ngày đêm. Nhưng không phải vậy. Có luật cấm các cửa hàng làm việc sau 20h00 và mở cửa vào Chủ Nhật. Chỉ có những cửa hàng ở các nhà ga là hoạt động đến 22h00 và không đóng cửa vào ngày Chủ Nhật.
Phải làm gì nếu ngày Chủ Nhật trong nhà chẳng có một mẩu bánh mỳ còn ga tàu hỏa gần nhất cũng cách nơi ta ở 20km, thậm chí 50km? Chỉ có cách đến các trạm xăng, ki ốt mở cửa suốt ngày đêm, tuy nhiên mặt hàng rất nghèo nàn, may ra có cái tối thiểu để bạn không chết đói.
Đáng lưu ý là khi được phép mở cửa sau 20h00 thì các cửa hàng vẫn không tha thiết với việc này. Trong thành phố tôi đang ở chỉ có duy nhất một cửa hàng mở cửa từ 8h00 đến 20h00 nhưng Chủ Nhật vẫn nghỉ.
Đồng thời, tôi muốn nói rằng sức mua của người Đức khá cao. Nếu một cửa hàng nào đó thi thoảng mở cửa vào Chủ Nhật thì người mua rất đông. Như vậy là cầu không đẻ ra cung. Tôi thấy rằng ở một đất nước mà vào ngày Chủ Nhật phần lớn dân chúng đều được nghỉ, việc các cửa hàng đóng cửa thật không hợp lý”.
Đáng lưu ý là khi được phép mở cửa sau 20h00 thì các cửa hàng vẫn không tha thiết với việc này. Trong thành phố tôi đang ở chỉ có duy nhất một cửa hàng mở cửa từ 8h00 đến 20h00 nhưng Chủ Nhật vẫn nghỉ.
Đồng thời, tôi muốn nói rằng sức mua của người Đức khá cao. Nếu một cửa hàng nào đó thi thoảng mở cửa vào Chủ Nhật thì người mua rất đông. Như vậy là cầu không đẻ ra cung. Tôi thấy rằng ở một đất nước mà vào ngày Chủ Nhật phần lớn dân chúng đều được nghỉ, việc các cửa hàng đóng cửa thật không hợp lý”.
Thu Trang (tổng hợp )
© 2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000