Phát hành sách và thư viện

Phát hành sách và thư việnVề xuất bản sách, Cộng hoà Liên bang Đức xếp thứ ba rên thế giới sau Anh và Trung Quốc .


Trong năm 1998, gần 80.000 đầu sách mới và sách tái bản được in ở Đức . Tổng cộng thị trường sách có thể cung cấp hơn 800000 đầu sách. Một số thành phố bây giờ là những trung tâm xuất bản lớn: München, Berlin, Frankfurt am Main, Stuttgart, Köln và Hamburg.

Các nhà xuất bản và hãng bán lẻ sách. Cộng hoà Liên bang Đức có hơn 3.000 nhà xuất bản . Trong số đó, 30 nhà xuất bản có doanh số hàng năm trên 100 triệu mác, nhưng không nhà xuất bản nào thống lĩnh thị trường . Bên cạnh các nhà xuất bản lớn , nhiều nhà xuất bản nhỏ bảo đảm đưòi sống văn học đa dạng . Sau chiến tranh thế giới thứ hai , các câu lạc bộ sách thu hút được nhiều tầng lớp độc giả mới , thí dụ câu lạc bộ sách Gutenberg Büchergilde do phong trào công đoàn thành lập.

Trong năm 1998, tổng doanh thu về sách báo đạt khoảng 17,8 tỷ mác, tăng 16% so với năm trước . Khoảng 60% số này là doanh thu của các hãng bán lẻ với trên 5000 hiệu sách. Trong những năm gần đây , nhiều cửa hàng sách đã mở rộng mặt hàng tới phần mềm vi tính , băng điã âm thanh và cả quà tặng. Các cửa hàng lớn có cả café và dịch vụ Internet cho khách hàng . Hiện nay, phương thức mua sách qua Internet ngày càng phổ biến.

Bên cạnh các hiệu thuốc , sách là ngành thương mại duy nhất được luật pháp Đức cho phép tự đặt gía bán lẻ . Quy chế này đảm bảo hầu hết các đầu sách có bán trên cả nước với giá bìa như nhau ở mọi nơi , và toàn thể dân chúng có cơ hội sử dụng những tài sản văn hoá này.

Hội chợ của Hiệp hội phát hành sách Đức. Nghiệp đoàn của ngành sách Đức là Hiệp hội phát hành sách Đức đặt tại Frankfurt/Main, thành lập 175 năm trước đây ở Leipzig. Hiệp hội tập hợp các công ty từ tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp này :các nhà xuất bản , các công ty trung gian buôn sách và các hãng bán lẻ .Năm 1964 hiệp hội đã khởi xướng việc thành lập một công ty hội chợ triển lãm với nhiệm vụ chính là tổ chức Hội chợ sách Frankfurt vàp tjámg 10 hàng năm. Hội chợ này là một sự kiện quốc tế nổi bật hàng năm trong ngành sách, và một phần rất lớn các giao dịch bản quyền quốc tế được tiến hành ở đó.

Với chủ đề "Châu Mỹ La tinh" bắt đầu từ năm 1976, mỗi năm hội chợ có một chủ đề riêng . Chủ đề năm 1994 là Braxin, năm 1995 là Áo , năm 1996 là Ailen, năm 1997 là Bồ Đào Nha , năm 1998 là Thụy Sĩ , năm 1999 là Hunggari và năm 2000 là Ba Lan. Tại hội chợ năm 1999 có hơn 6.600 nhà xuất bản từ 113 nước tham gia trưng bày sản phẩm . Sự phát triển của các phương tiện thông tin điện tử có vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực này. Do đó, nhóm sản phẩm "Xuất bản điện tử" đã được đưa vào Hội chợ sách Frankfurt kể từ năm 1993. Cao điểm của hội chợ là lễ trao Giải thưởng hoà bình của ngành phát hành sách Đức. Trong những người đoạt giải gần đây có Yehudi Menuhin, Teddy Kollek, Václav Havel, György Konrád, Jorge Semprún, Yaăar Kemal và Martin Walser. Năm 1999 giải thưởng được trao cho nhà sử học Mỹ Fritz Stern sinh năm 1926 ở Breslau. Hội chợ sách lớn thứ hai được tổ chức mùa xuân hàng năm ở Leipzig, với mục đích đặc biệt là làm trung gian môi giới cho các nước Đông Âu .

Thư viện. Khác với các nước khác, Đức không có thư viện quốc gia lớn, tồn tại từ hàng thế kỷ trước. Phải đến năm 1933, thư viện mới thành lập lúc bấy giờ là Deutsche Bücherei (Thư viện Đức) ở Leipzig mới tập hợp tất cả sách báo viết bằng tiếng Đức lại một nơi . Sự chia cắt nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn tới việc thành lập Deutsche Bibliothek (Thư viện Đức) ở Frankfurt/Main năm 1947. Vai trò của thư viện mới ở phía Tây cũng giống như thư viện Leipzig ở phía Đông. Thư viện này được ngành phát hành sách lập ra và từ 1969 trở thành một cơ quan của Liên bang.

Theo Hiệp ước thống nhất tháng 8-1990, hai thư viện được sáp nhập với tên gọi chung là "Die Deutsche Bibliothek". Die Deutsche Bibliothek là nơi lưu trữ trung tâm của tất cả các thư tịch tiếng Đức và trung tâm thông tin thư mục quốc gia của Liên bang . Hiện tại , thư viện có hơn 14 triệu đầu sách. Năm 1970, Lưu trữ âm nhạc Đức được thành lập ở Berlin như một bộ phận đặc biệt của Thư viện Đức ở Frankfurt. Ngoài ra Lưu trữ thư tịch lưu vong Đức 1933-45 cũng đóng ở Frankfurt. Tại Leipzig còn có Trung tâm boả tồn sách và Bảo tàng sách và thư tịch Đức.

Hai trong số các thư viện học thuật quan trọng nhất của nước Đức là Bayeriche Staatsbibliothek (Thư viện nhà nước bang Bayern) ở Müchen với hơn sáu triệu đầu sách và "Staatsbibliothek zu Berlin - Preussischer Kulturbesitz" (Thư viện nhà nước Berlin-Tài sản văn hoá Phổ) ở Berlin với khoảng bốn triệu đầu sách. Các thư viện quốc gia , thư viện bang và thư viện các trường đại học cũng lưu giữ số lượng sách lớn . Bên cạnh các thư viện phổ thông, có các thư viện chuyên môn như Thư viện y học trung ương tại Köln. Một viên ngọc quý của ngành thư viện Đức là Thư viện "Herzog-August-Bibliothek" ở Wolfenbüttel, nơi có hơn 660.000 đầu sách, trong đó có 12.000 bản thảo vô giá từ thời Trung cổ.

Tại Cộng hoà Liên bang Đức có khoảng 13.500 thư viện công cộng với trên 129 triệu đầu sách . Phần lớn các thư viện này do chính quyền địa phương hoặc nhà thờ quản lý . Nhiều thư viện tổ chức các buổi đọc tác phẩm do chính các tác giả đọc trước công chúng, các hoạt động văn hoá hoặc triển lãm và nhờ đó đã trở thành những trung tâm văn hoá sôi động - thậm chí là trung tâm văn hoá duy nhất trong nhiều cộng đồng nhỏ . Tại đây, người ta không chỉ mượn được sách hoặc tra cứu thông tin , các thư viện còn đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của khách bằng cách mở các bộ phận riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các hư viện nghệ thuật và âm nhạc . Nhiều thành phố và cộng đồng tổ chức các thư viện lưu động để có thể phục vụ được cả bà con ở ngoại ô và các làng mạc.

Theo D.M.


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000