Văn học CHLB Đức

Văn học CHLB ĐứcSau chiến tranh thế giới thứ hai, văn học Đức đã cố gắng để có một sự khởi đầu mới .


Tuy nhiên, ta không thể nói đến "Giờ số 0" của văn học Đức nếu xem xét tính liên tục trong văn chương và tiểu sử của nhiều tác giả, trong đó Thomas Mann, Gottfried Benn và Bertolt Brecht là những tác giả quan trọng nhất vào nửa đầu thế kỷ .

Sự khởi đầu mới , đối với nhiều nhà văn , là cố gứng diễn tả cho được những trải nghiệm gây sốc và vô cảm - theo đúng nghĩa của từ này - từ chiến tranh và sự tàn phá, thường bằng cách quay lại nhưng khuôn mẫu của các nhà văn nước ngoài hay nhờ ào lối tư duy của chủ nghĩa hiện sinh hoặc của truyền thống Thiên chúa giáo. Vở kịch Bên ngoài cánh cửa (1947) của Wolfgang Borchert, truyện ngắn của Heinrich Bõll (Chuyến tàu đúng giờ,1949 ) và Arno Schmidt (Thuỷ quái, 1949), thơ trữ tình của Paul Celan (Cây thuốc phiện và ký ức,1952), Gũnter Eich và Peter Huchel là những ví dụ rõ nhất về xu hướng tránh né không đề cập trực tiếp và cụ thể đến các đề tài chính trị , mà phản ánh tội lỗi và thất bại của nước Đức qua những ẩn dụ tôn giáo hay triết học. Các tác giả thường kế tục tính hiện đại trong vưn chương đã bị tẩy chay trong 12 năm trước đó.

Giữa phê phán xã hội và thơ ca hình thức. Trong văn học những năm 1950 và 1960 đã hình thành rõ ràng một xu hướng văn học lấy chủ đề là cách xử lý của con người với quá khứ vừa qua . Trong nhiều tác phẩm xuất hiện thời kỳ này, sự phê phán "phép màu kinh tế" của thưòi kỳ sau chiến tranh được kết hợp với nỗ lực nhìn nhận quá khứ. Mối bận tâm với việc mau chóng đạt được sự thịnh vượng vật chất mới thường được lý giải như sự lảng tránh trách nhiệm đối với những gì đã xảy ra dưới trời Quốc xã. Có thể kể ra ví dụ các vở diễn và tác phẩm văn xuôi của tác giả gốc Thụy Sĩ Friedrich Dũrrenmatt (Cuộc viếng thăm của một bà già,1956; Những nhà vật lý, 1961) và Max Frisch (Stiller, 1954; Homo Faber, 1957; Biedermann và những kẻ đốt nhà,1958; Andorra, 1961). Những tác phẩm đáng kể nhất của các tác giả Đức được viết bởi Wolfgang Koeppen (Nhà kính,1953; Bánh mì của những năm xưa, 1955; Vãn bi-a lúc chín giờ rưỡi, 1959), Seigfried Lenz (Giờ học tiếng Đức, 1968) và Gũnter Grass (Cái trống thiếc, 1959; Mèo và Chuột, 1961; Những năm chó, 1963). Đóng vai trò trung tâm là "Nhóm 47", một nhóm không ổn định của các nhà văn tiếng Đức do Hans Werner Richter sáng lập, mà các cuộc họp hàng năm của họ (kéo dài đến năm 1967) vừa là sự kiện văn chương vừa ngày càng mang đậm màu sắc chính trị. Một số thành viên của nhóm, trong đó có nhiều tác giả nổi tiếng thời bấy giờ tự coi mình là toà án đạo đức. Đại diện nổi tiếng nhất của họ - nhà văn Heinrich Bõll - đã được giải thưởng Nobel về văn học năm1972. Bên cạnh các nhà văn này, còn một số nhà văn khác ít quan tâm đến việc giải thích thực tại xã hội, thay vào đó, họ tìm cách thể hiện một bức tranh (có vẻ) vô tư về xã hội. Trong số này trước tiên là Jũrgen Becker (Những cánh đồng, 1964; Những đường viền, 1968), Rolf Dieter Brinkmann (Không ai biết gì hơn, 1968), Alexander Kluge (Những cuộc đời, 1962) và Dieter Wellershoff (Một ngày đẹp trời, 1966).

Đối lập lại dòng văn này là thể loại thơ ca hình thức (Max Bense, Eugen Gomringer, Helmut Heissenbũttel, Franz Mon), trong đó các tác giả cố gắng hoàn toàn không thể hiện phần nội dung: Ở đây, bản thân ngôn ngữ trở thành văn học.

Những năm 68. Giữa những năm 1960 bắt đầu một thời kỳ thay đổi cơ bản trong xã hội, không chỉ ở Cộng hoà Liên bang Đức mà ở tất cả các nước phương Tây khác. "Những cuộc bạo động sinh viên" năm 1968 cho thấy viêvj phê phán "sự im lặng của những người cha" trước tội ác của chủ nghĩa Quốc xã đã trở nên quá khích rõ ràng. Những xu hướng thẩm mỹ hoá trong văn học bị quy thành những cố gắng nhằm che đậy nguyên nhân kinh tế và xã hội của cơ cấu kinh tế vốn bị coi là bất công. Nhiều tác giả tích cực hoạt động chính trị và xã hội - tuy đồng thừ vẫn không cho phép mình bị lợi dụng vào các mục đích chính trị . Biểu hiện của xu hướng này là quyết định của nhiều nhà văn phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam và ủng hộ chính sách mới về phương Đông - chính sáhc nhằm vượt qua sự đối đầu Đông - Tây. không kém tiêu biểu là sự tìm tòi vai trò và hình thức mới của văn học. Luận đề Cái chết của văn học (Hans Magnus Enzensberger) và Mỹ học của sự phản kháng của Peter Weiss thể hiện mạnh mẽ những suy ngẫm mới này.

Thuộc nền văn học chính trị này còn có kịch tư liệu (Rolf Hochhuth: Người đại diện, 1963; Heinar klipphardt: Trong vụ việc J.Robert Oppenheimer,1964), mà về nội dung và ý đồ được gắn với thể loại phóng sự mang tính đảng phái (Gũnter Wallraff: Các người ở trên - chúng tôi ở dưới, 1973) và văn học của những người lao động.

Người nghệ sĩ như là một sự tồn tại bi thảm? Bên cạnh những xu hướng kể trên , một vài nhà văn đi theo con đường riêng đã tự khẳng định là những nhà văn xuất sắc của thời đại mình. Những tác phẩm quan trọng nhất của Arno Schmidt là Cuộc đời một kẻ phóng đãng, 1953; Trái tim đá, 1956; Những con bò cái trở tang, 1964; Giấc mơ của Zettel, 1970; Và buổi chiều vàng, 1975. Nổi bật trong những sáng tác của nhà văn Áo Thomas Bernhard là: Sương giá, 1963; Làm cho rối loạn, 1967; Tác phẩm băng vôi, 1970; Nguyên nhân, 1975; Những nghệ nhân già, 1985; Dập tắt. Một sự tan rã, 1986. Các tác phẩm của hai nhà văn này miêu tả một cách nghiêm túc pha lẫn mỉa mặi tồn tại của người nghệ sĩ - "con người trí tuệ" trong một thế giới thờ ơ và nghèo nàn về tinh thần . Thái độ hoài nghi được lĩnh hội ở Schopenhauer của họ mài sắc thêm sự quan sát cái bi và cái hài trong sự tồn tại của mỗi con người.

Mười năm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của mình , nhà thơ Áo được dư luận chú ý nhiều vào cuối những năm 60, Peter Handke, là một trong những thi sx có ảnh hưởng nhất (Xúc phạm công chúng, 1966; Kaspar, 1968; Nỗi lo sợcủa thủ môn trước quả phạt đền,1970; Khoảnh khắc của cảm giác thật, 1975). Từ những năm 1970, con đường thơ văn của ông ngày càng rẽ vào những lối mòn của chủ nghĩa bản thể (Cuổc trở về chậm chạp,1979; Vắng mặt, 1987; Tháng năm của tôi trong Vịnh Không Người, 1994).

Hoạt động văn chương. Trong khi những năm 1960 vẫn còn chứa đầy những sự khởi đầu, sự thúc đẩy và xuất phát mới mẻ , những năm tiếp theo ngày càng có vẻ được đánh dấu bởi tình trạng cạn kiệt tiềm năng và thủ pháp nghẹ thuật . Các tiểu thuyết và truyện ngắn của các tác giả đã thành công vào đàu những năm 1950 và 1960 (trong đó Heinrich Bõll, Gũnter Grass, Martin Walser và nhà văn gốc Thụy Sĩ Max Frisch chỉ là vài ví dụ) thường thiếu sự độc đáo và nét sắc bén đặc trưng của những tác phẩm trước; còn thế hệ những người "68" thì rất nhanh chóng im tiếng trên văn đàn hoặc tìm cách thể hiện mình ở những môi trường nghệ thuật khác (kịch, âm nhạc, điện ảnh).

Một nhân vật đã và vẫn luôn nổi tiếng cũng như gây tranh cãi là nhà phê bình văn học được mệnh danh là "Đức Giáo hoàng văn chương" Marcel Reich-Ranicki; những bài phê bình và những cuộc tranh luận trên truyền hình của ông đã đóng góp vào sự tiếp nhận tích cực hay tiêu cực đối với nhiều tác giả đương đại. Tiểu sử tự thuật của ông Cuộc đời tôi đã đứng đầu danh sách "Sách bán chạy nhất" của Đức trong nhiều tháng. Cũng được rất nhiều độc giả yêu thíchlà những cuốn nhật ký của Victor Klemper (Xuất bản năm 1995), trong đó, nhà viết tiểu thuyết tầm cỡ thế giới này ghi lại từng ngày cuộc sống thường nhật của một người Do thái như ông dưới chế độ Quốc xã.

Văn học Cộng hoà Dân chủ Đức (DDR). Giống như năm 1945. những năm 1989/1990 - những năm kết thúc của "chủ nghĩa xã hội tồn tại thật sự" ở Cộng hoà Dân chủ Đức và Liên xô(1991) - đã đánh dấu một bước ngoặt sâu sắc không chỉ trong lịch sử chính trị , mà cả trong lĩnh vực văn hoá. Sự kiện này đặc biệt tác động đến các tác giả sống ở Cộng hoà Dân chủ Đức và vẫn công khai tuyên bố sự tin tưởng của họ rằng nhà nước này - bất chấp tất cả những khiếm khuyết của nó- vẫn là quốc gia ưu việt hơn trên đất Đức . Ngay từ đầu , văn học ở Cộng hoà Dân chủ Đức đã đi theo một hướng phát triển khác với ở phương Tây. Tự do thông tin lẫn tự do ngôn luận, và cơ hội tự do trao đổi ý tưởng , tác phẩm và con người đều rất hạn chế. Trong cả nước chỉ truyền bá nguyên tắc thẩm mỹ văn học xô viết "Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa".Những người không muốn phục tùng tìm cách xa lánh; khả năng này đã chấm dứt vào năm 1961, năm xây Bức tường Berlin, (trong số họ có Uwe Johnson: Những suy đoán về Jacob, 1959; Cuốn sách thứ ba về Achim, 1961; Hai quan điểm, 1965; Những lễ kỷ niệm hàng năm, 1970-83).

Những tác phẩm sản sinh ở Cộng hoà Dân chủ Đức trong những năm 1950 và 1960,vì thế , chủ yếu là văn học "xây dựng" tuân theo một thứ triết lý lịch sử đánh dấu bởi chủ nghĩa lạc quan tẻ nhạt , thiếu những sự đổi mới hình thức hay sự đối đầu có tính phê phán với các nhà văn tiên phong của thế kỷ XX - những người phần lớn bị cấm (Franz Kafka, James Joice, Samuel Beckett, Vladimir Nabakov và nhiều người khác). Thêm vào đó , việc hầu hết các trào lưu triết học đương đại - ngay cả Friedrich Nietzsche-đều không được phép tiếp nhận ở Cộng hoà Dân chủ Đức đã làm nảy sinh một môi trường hạn chế về tư duy và đồng dạng về tư tưởng ; chỉ có những ngoại lệ đáng kể trong lĩnh vực văn học là những tác phẩm của Heiner Müller (Những kẻ hạ tiền lương, 1956; Philoktet, 1958/64; Cái chết của Germania ở Berlin, 1956/71; Máy Hamlet, 1977; Nhiệm vụ, 1979; Tứ tấu, 1980) và Christa Wolf (Bầu trời chia cắt, 1963; Suy nghĩ về Christa T, 1968; Kassandra, 1983) ngay cả thời kỳ cuối của Cộng hoà Dân chủ Đức , sự phê bình văn chương của các cá nhân như Christoph Hein, Volke Braun, Ulrich Plenzdorf hay Stefan Heym cũng bị gián đoạn và cản trở . Khác với văn học ở hầu hết các nước khác thuộc Đông Âu do Liên Xô chi phối, văn học ở Cộng hoà Dân chủ Đức hầu hết mang tính khẳng định. Những tác phẩm văn xuôi và sân khấu đáng kể nhất của Christa Wolf và Heiner Müller - ít nhất từ những năm 1970 trở đi - tuy có khác về sự trung thành với đảng và lòng tin ở chủ nghĩa xã hội , nhưng những mô hình một xã hội khác mà họ đưa ra thực chất vẫn có gốc rễ sâu xa từ ý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Những trào lưu mới. Một trong những tác giả xuất sắc của hai mươi năm cuối là Botho Strauss, những truyện ngắn và tiểu thuyết của ông (Chị em của Marlene,1975;Gã trai trẻ, 1984) cũng như các vở kịch (Những kẻ trầm uất, 1972; Những gương mặt quen, những tình cảm pha trộn, 1974; Kalldewey, Farce, 1981; Công viên, 1983) và những bài tiểu luận (Đôi lứa , Những khách qua đường , 1981; Cư trú , Nửa tỉnh nửa mê, Dối trá,1994) đã rất cố gắng nắm bắt hiện tại trong khoảnh khắc chơi vơi của nó bằng cách vay mượn những hình ảnh huyền bí trong ngôn ngữ và chuỗi cảnh được giàn dựng .

Việc chấm dứt sự chia cắt về chính trị và hệ tư tưởng ở châu Âu và nước Đức vẫn còn là quá gần để đưa ra câu trả lời , dù chỉ là tạm thời , cho câu hỏi : việc chấm dứt này đã ảnh hưởng hay thay đổi thế nào đến nền văn học Đức. Cuộc tranh luận về cuốn tiểu thuyết của Günter Grass Einweites Feld (1995), trong đó tác giả đánh giá , tổng kết sự thay đổi cơ bản này, đã tóm tắt cũng nhanh như khi nó bắt đầu bùng lên . Trong Những câu chuyện bình dị (1998) Ingo Schulze đã vẽ lên bức tranh nhiều màu sắc về những tình huống thường là bi hài của người dân phía Đông sau khi bức tường Berlin sụp đổ . Trong tiểu thuyết ngắn Dối lừa (2000), Klaus Schlesinger đã thuật lại chi tiết câu chuyện giả định hoàn hảo về hai người đàn ông trong nước Đức bị chia cắt. Cuốn sách một lần nữa cho thấy sự kiện lịch sử quan trọng chỉ có thể trở thành văn học sau một khoảng thời gian nhất định .

Những giải thưởng văn học. Günter Grass được nhận giải thưởng Nobel văn học 1999 vì theo Viện Hàn lâm Thụy Điển ông "đã vẽ nên bộ mặt bị bỏ quên của lịch sử bằng những tông màu tối nhạt". Cũng trong năm đó ông đã xuất bản tập truyện ngắn Thế kỷ của tôi: mỗi năm mang một câu chuyện được người nghệ sĩ minh họa bằng màu nước.

Năm 1999, Siegfried Lenz nhận "Giải thưởng Goethe" của thành phố Frankfurt/Main; lời tuyên bố được giải do Marcel Reich-Ranicki đọc. "Giải thưởng Friedrich Holderin"của thành phố Bad Homburg trong năm đó được trao cho Reiner Kunze, còn Arnold Stadler được tặng "Giải thưởng Georg Büchner" của Viện Hàn lâm Ngôn ngữ và Thi ca Đức . Năm 1995 giải thưởng này được trao cho nhà thơ trữ tình sinh năm 1962 tại Dresden: Durs Grübein,- người sau đó được bầu vào Viện Hàn lâm nghệ thuật Berlin/Brandenburg năm 1999 , và với sức mạnh ngôn từ của mình , đã chiếm được một vị trí trong số những nhà thơ hiện đại hàng đầu.

Văn chương triết học. Triết học ở Đức sau chiến tranh được đánh dấu bởi sự gián đoạn đột ngột và sự bất định dai dẳng không kém tiểu thuyết và thơ . Một trong những triết gia Đức có ảnh hưởng nhất thế kỷ này là Martin Heidegger (1889-1976), người làm nên tác phẩm nền tảng của chủ nghĩa hiện sinh: Tồn tại và thời gian (1927), đã trở thành một trong những học giả gây tranh cãi nhất của thời kỳ sau chiến tranh , do đôi khi thể hiện sự đồng cảm với nước Đức Quốc xã . Tuy vậy, ngay cả sau chiến tranh, tiền đề hiện sinh của Heidegger vẫn cứ tiếp tục là một trào lưu rộng rãi trong triết học và tất cả các bộ môn khoa học xã hội . Các nhà triết học như Karl Jasper, Hans-Georg Gadamer, Karl Löwith hay Jean-Paul Sartre ở Pháp đã phát triển những lý thuyết của họ từ sự nghiên cứu triết học hiện sinh.

Một trào lưu triết học khác gắn với chủ nghĩa thực chứng đi cùng những tên tuổi như Ludwig Wittgenstein, Rudolf Carnap hay cả Karl Poper- bất chấp những sự khác biệt về tư duy giữa họ - tiếp tục phát triển đặc biệt ở các nước Anglo- Saxon. Triết học ngôn ngữ và "triết học phân tích" lên ngôi nơi đây nhờ những thúc đẩy đáng kể của trào lưu này. Đại diện có ảnh hưởng lớn nhất của những trào lưu đó ở Đức là Wolfgang Stegmüller.

Từ đầu những năm 1960 trở đi, ảnh hưởng của "Trường phái Frankfurt" ở Đức tăng lên. Những đại diện chính của trường phấinỳ ở Cộng hoà Dân chủ Đức là Theodor W. Adorno và Max Horkheimer - đều là triết gia Do thái theo truyền thống mácxít, đã rời khỏi nước Đức trong thời Quốc xã - cũng như Walter Benjamin, Herbert Marcuse và Ernst Bloch. Các lý thuyết của họ ảnh hưởng đáng kể đến phong trào sinh viên cuối những năm 1960. Trường phái "lý thuyết phê phán" này chống lại cả truyền thống phi chính trị bảo thủ theo sau chủ nghĩa hiện thực lẫn xu hướng của chủ nghĩa thực chứng chấp nhận những quan hệ xã hội hiện tại như là quá trình diễn tiến tự nhiên.

Từ những năm 1970, triết học Đức ngày càng tăng cường tiếp thu truyền thóng Anglo-Saxon- và ngược lại , các nước kia cũng thu nhận ngày càng nhiều những tư duy từ châu Âu lục địa. Triết học của Jürgen Habermas, người đã giảng dạy nhiều năm ở Mỹ , là biểu hiện rõ ràng của sự phát triển này . Nó thể hiện sự cố gắng kết hợp những yếu tố cơ bản của triết học phương Tây lục địa với những yếu tố cơ bản của tư duy Anglo-Saxon. Tách mình khỏi Habermas, nhà xã hội học Niklas Luhmann nhấn mạnh ý nghĩa phát triển tự trị của những hệ thống như xã hội , nền kinh tế hay chính trị . Hiện nay, những cuộc tranh luận triết học ở Đức tập trung đặc biệt vào những vấn đề đạo lý.

Theo D.L.


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000