Thủ tướng Đức thỏa hiệp trong chính sách nhập cư

Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận tối hậu thư trong 2 tuần vì chính sách nhập cư gây tranh cãi và lập tức nhường lựa chọn cho đảng liên minh.

Thủ tướng Đức thỏa hiệp trong chính sách nhập cư

Đài Sputnik của Nga thông tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel – người lãnh đạo Đảng Liên minh Xã hội Kitô giáo (CSU) đã thỏa hiệp với Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer – người đứng đầu Đảng Liên minh Xã hội Kitô giáo (CSU) liên quan đến chính sách nhập cư gây tranh cãi của mình.

1 1 Thu Tuong Duc Thoa Hiep Trong Chinh Sach Nhap Cu

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer

Theo đó, bà Merkel cho biết cả hai lãnh đạo đảng đều ủng hộ “Kế hoạch tổng thể di cư” của Bộ trưởng Nội vụ và có mục tiêu chung là kiểm soát tốt hơn tình hình nhập cư ở Đức, đồng thời giảm đáng kể dòng người tị nạn đang đổ dồn vào Đức.

“CDU ủng hộ sáng kiến ​​của người đứng đầu Bộ Nội vụ Seehofer về lập kế hoạch tổng thể cho chính sách di dân” — bà Merkel tuyên bố và nói thêm rằng, “đảng của bà không mong muốn bước đi “đơn phương, mâu thuẫn và xung đột với lợi ích của các nước thứ ba”.

Kế hoạch của ông Seehofer sẽ được nữ Thủ tướng đề cập tại hội nghị thượng đỉnh EU vào cuối tháng 6 này nhằm cùng với các nước châu Âu tìm ra giải pháp chung giải quyết vấn đề nhập cư.

Bộ trưởng Nội vụ trước đó đã tuyên bố tối hậu thư 2 tuần để đàm phán một giải pháp cho châu Âu đối với cuộc khủng hoảng di cư này.

Nếu đến cuối thời hạn này, bà Merkel không thể đưa ra một thỏa thuận đàm phán với các đối tác EU, những người di cư sẽ được đưa quay trở lại biên giới Đức.

Bộ trưởng Nội vụ Đức khẳng định sẽ ngay lập tức hướng dẫn cảnh sát liên bang thay đổi tình hình, đồng thời gọi chính sách nhập cư hiện tại với hàng dài người bị cấm nhập cảnh vẫn đến Đức là “một vụ bê bối”.

Chính phủ Đức trước đó đã đứng trên bờ vực sụp đổ khi lãnh đạo 2 liên minh mâu thuẫn về cách thức kiểm tra biên giới.

Ông Seehofer đề xuất việc kiểm soát biên gới gắt gao hơn và nó mâu thuẫn với khái niệm “biên giới mở” của Thủ tướng Merkel.

Hồi cuối tuần trước, Bộ trưởng Nội vụ Đức đã đưa ra kế hoạch yêu cầu lực lượng biên phòng Đức không cho người tị nạn đã đăng ký ở các nước châu Âu khác nhập cảnh vào quốc gia này.

Ông đã nhắc đến bà Merkel với hình ảnh một con đà điểu và cho rằng, ông không thể làm việc với bà Merkel được nữa.

“Tôi không có thể làm việc với người phụ nữ này nữa” – tờ Bild dẫn lời ông Seehofer nói.

Thủ tướng Merkel phản đối và đã tổ chức nhiều cuộc họp khẩn với các thành viên trong đảng để tìm kiếm ủng hộ. Dù cam kết ủng hộ Thủ tướng Đức, các nghị sĩ đảng CDU cũng yêu cầu bà Merkel phải thay đổi chính sách “mở cửa” với người nhập cư. Các nghị sĩ CSU thì tuyên bố ủng hộ lãnh đạo Seehofer.

Kể từ năm 2015, châu Âu đã phải vật lộn để đối phó với những ảnh hưởng của một dòng người tị nạn, với hàng trăm ngàn người di cư bỏ chạy chiến tranh và khủng hoảng xã hội ở Trung Đông và châu Phi.

Số liệu mới từ Cơ quan tị nạn EU cho thấy không có nơi nào ở châu Âu có nhiều đơn xin tị nạn như ở Đức. Với hơn 222.000 yêu cầu, con số này gần gấp hai lần so với ở Ý.

Những hàng dài người nhập cư đổ về Châu Âu tạo ra cuộc khủng hoảng về nhà ở, việc làm, tội phạm và các vấn đề xã hội khác.

Chính sách nhập cư từng đe dọa mạnh mẽ Thủ tướng Đức trước cuộc bầu cử và thành lập Chính phủ mới vừa qua đã tiếp tục làm lung lay chiếc ghế của bà Merkel.

Nghị sĩ Đức Kai Whittaker hôm 17/6 thông tin rằng, rất có thể sẽ có một “Thủ tướng mới” vào cuối tuần tới.

Chúng tôi đang trong tình thế nghiêm trọng bởi vấn đề khủng hoảng nhập cư đã biến thành vấn đề quyền lực… Rất có thể cuối tuần tới tình hình sẽ thay đổi, nhiều khả năng là một thủ tướng mới” – Nghị sĩ Whittaker cho biết.

Để bảo vệ chiếc ghế và làm hài lòng các thành viên của liên minh Chính phủ Đức, Thủ tướng Angela Merkel không còn cách nào khác là thỏa hiệp.

Nguồn: Báo Đất Việt


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000