Một thực trạng đáng báo động trong cuộc sống của du học sinh Việt Nam hiện nay: Họ không đứng vững trên đôi chân của mình.
Các cậu ấm, cô chiêu này không thể vượt qua những trở ngại, dù rất nhỏ. Họ thiếu năng động và tự tin trong cuộc sống tự lập.
Sự cung phụng và nuông chiều quá mức của các bậc cha mẹ đối với con cái đôi khi là điều tai hại. Tác hại này sẽ thấy rất rõ ở những người trẻ tuổi khi họ bước chân ra ngoài xã hội, nhất là các du học sinh.
Khi cô chiêu lên đường du học
Nguyễn Thị Mai Thảo là một du học sinh đang theo học chương trình cử nhân tại trường JCU, Singapore. Cha mẹ Thảo đều là cán bộ trong cơ quan nhà nước. Họ chỉ có một cô con gái rượu nên dốc hết tâm sức và tiền bạc cho Thảo sang xứ người học hành. Ông bà hy vọng cô sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt.
Năm nay, Thảo 24 tuổi. Bạn bè của cô ở Việt Nam đều đã ra trường, đi làm và có trên 2 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, Thảo vẫn lẹt đẹt ở năm thứ nhất và còn phải học 2 năm nữa.
Được cha mẹ nuông chiều từ nhỏ, Thảo không phải chạm tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Sang Singapore, phải tự túc trong việc ăn, ở và sinh hoạt chung với mọi người, Thảo gặp rắc rối. Cô nàng chẳng biết nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa...
Suốt ngày, Thảo chỉ giam mình trong phòng riêng chờ bạn bè gọi ra ăn cơm rồi đi học. Cũng với tính thụ động đó, Thảo học hành chẳng đến đâu. Khóa học có 8 môn, cô đã thi hỏng đến 4 môn.
Trước tính lười biếng và ỷ lại của Thảo, các bạn của cô cũng vô cùng ngán ngẩm. Họ chỉ biết lắc đầu khi nghe nhắc đến Thảo. Cô đang có nguy cơ phải dọn ra ở riêng vì bạn bè không muốn “chăm” cô nữa.
“Du” là chính, “học” là phụ
Trương Quốc Việt cũng là một trường hợp tương tự. Thi đại học trong nước hai năm liền không đậu, Việt được cha mẹ cho sang Singapore theo học một trường đại học dân lập.
Điều kiện nhập học rất dễ dàng. Cha mẹ Việt hy vọng cậu con trai cưng của mình sẽ nỗ lực hơn, song thực tế diễn ra không như nguyện vọng của ông bà.
Hai năm ở Singapore, Việt vẫn chưa qua nổi kỳ thi đầu vào môn tiếng Anh. Sau khi nộp đơn xét tuyển thử nhiều trường, cuối cùng Việt cũng được một trường đang thiếu sinh viên chấp nhận.
Thay vì chuyên tâm học, suốt ngày Việt chỉ biết chơi games online, tán gẫu cùng bạn bè ở Việt Nam. Tối đến, cậu đi chơi với nhóm bạn đến tận sáng mới về rồi ngủ li bì cả ngày.
Khi sống với cha mẹ, được nhắc nhở chuyện ăn học từng chút nên Việt dần bị động trong mọi việc, chỉ có chơi là cậu xông xáo nhất.
Hậu quả là năm 27 tuổi, anh chàng Việt chỉ mới bước vào môn học đầu tiên của chương trình đại học ba năm.
Còn nhiều trường hợp du học sinh như Thảo và Việt đang long đong chuyện học tại nước ngoài. Điểm mấu chốt của vấn đề là do họ được cha mẹ nuông chiều, cưng như trứng mỏng nên thiếu tính tự lập.
Trong khi đó, phương pháp học ở nước ngoài lại đòi hỏi sự chủ động, tự lập cao.
Mỗi bạn trẻ cần tự trang bị hành trang cho mình khi vào đời. Các bậc cha mẹ cũng không nên “úm” con quá kỹ. Hãy để con tự thân vận động, cha mẹ chỉ định hướng và hỗ trợ đúng lúc mà thôi.
Theo Hoàng Cửu Long
Tiếp Thị Gia Đình
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...