Câu chuyện về BEA.VN

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:JL2TeH_pKjfjGM:http://www.hieuhoc.com/Photos/hinh640.jpgMùa xuân năm 2005, trên chuyến máy bay từ Frankfurt về Hà nội có một thanh niên ngồi tư lự trong suốt chuyến bay, tâm trạng anh đang đan xen rất nhiều cảm xúc: vui, buồn, bồi hồi, háo hức…

Trở về từ châu Âu

Thế là đã gần 2 năm, anh rời xa Hà nội để khám phá những tri thức mới ở tận châu Âu xa xôi, sau khóa học thạc sĩ chuyên ngành Điện tử tại CHLB Đức đó, hầu hết bạn học của anh đều ở lại châu Âu hoặc sang Mỹ. Trong nhóm chơi thân với nhau, Lawrence người Brazin xin được việc tại nhà máy sản xuất máy bay ở Thụy sĩ, Kirso (Ấn độ) thì làm tiếp tiến sĩ ở Mỹ, Jothi xin được việc ở công ty viễn thông Verizon (Mỹ)…, riêng anh thu xếp hành trang và trở về Việt nam với bao hoài bão.

Nhớ lại những ngày đầu tiên đặt chân đến nước Đức, Đinh (tên chàng trai) mà bạn bè gọi thân mật đã gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi với một cuộc sống mới - cuộc sống của một sinh viên quốc tế. Từ việc khác biệt về thời tiết, đồ ăn, thức uống… đến các khó khăn về văn hóa, giao tiếp và đặc biệt là ngôn ngữ. Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Đức, ngôn ngữ học tập bằng tiếng Anh. Mặc dù điểm thi IELTS ở Việt nam khá cao, nhưng những ngày đầu tiên nghe giảng bằng tiếng Anh chàng trai hầu như chẳng nghe được gì.

Tôi là người Việt Nam

Mỗi buổi lên lớp về đầu óc Đinh cứ như có đàn ong bay vo ve, một mớ hỗn độn kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh cứ quấn lấy nhau, hệt như món mỳ Ý mà anh tự nấu ăn lấy trong khu ký túc xá sinh viên. Cũng may là trong lớp có mấy cậu Ấn độ: Jothi, Milove và Kirso rất quý người Việt nam và hâm mộ Việt nam vì đánh thắng Mỹ, hết giờ học là các các cậu lại quây lấy Đinh để hỏi về cuộc sống, về con người ở Việt nam, Đinh đã trở thành hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh từ lúc nào anh cũng chẳng hay. Thấm thoắt học kì 1 đã trôi qua, kết quả thi của Đinh chỉ đạt mức trung bình khá, nhưng vốn tiếng Anh của anh đã tiến bộ nhiều, anh có thể ngồi nghe giảng cả buổi, nói chuyện thoải mái với bạn bè và tối về xem tivi kênh BBC hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Sang học kỳ 2, đến các môn chuyên ngành thì anh khiến bạn bè nể phục. Các bạn sinh viên Đức thì đã nếm mùi thất bại trong các cuộc tranh luận trên lớp, các thầy giáo thì ngạc nhiên vì Đinh luôn nộp bài sớm nhất lớp, trong khi các sinh viên khác còn đang “ngập lụt” với các assignment (bài tập). Đặc biệt các bạn sinh viên Nepan, Bangladesh, Uganda thỉnh thoảng buổi tối phải đến nhờ Đinh phụ đạo thêm. Kết quả thi học kì 2,3 nhiều môn Đinh ở top đầu, hơn cả sinh viên Đức. Các sinh viên nhóm châu Á và châu Phi rất sửng sôt, họ hỏi: Đinh, tại sao mày làm được?

Chàng trai chỉ mỉm cười: “I am a Vietnamese” (Tôi là người Việt nam).

Thực ra câu trả lời khác đã có trong đầu anh: “Nếu tiếng Anh của tôi tốt thì tôi không thua kém bất cứ ai trong lớp”.

Tuy nhiên cái câu “Tôi là người Việt nam” cứ ám ảnh Đinh mãi, phải làm gì để Việt nam khẳng định mình trên đấu trường quốc tế, thế hệ ông cha đã lập nên kỳ tích với các chiến thắng lẫy lừng trước đế quốc Pháp và Mỹ, thế hệ trẻ bây giờ phải làm sao đây? Cứ trăn trở như vậy, ý tưởng thành lập một website: Hãy là người Việt nam! (BE A Vietnamese!- BEA.VN) đã lóe lên.

Thành công của doanh nghiệp Việt

Đến kỳ làm luận văn tốt nghiệp, Đinh chọn đề tài chẳng liên quan gì đến chuyên môn: “Yếu tố thành công của các doanh nghiệp công nghệ cao Việt nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu”. Thời kỳ này cả nước đang chuẩn bị cho sự kiện Việt nam gia nhập WTO, qua các kiến thức học được và thông tin từ bạn bè quốc tế, Đinh biết rằng WTO là sân chơi lớn, nếu các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao của Việt nam không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thì rất dễ thua thiệt và thất bại.

Chính vì vậy, anh đã chọn đề tài này nhằm tìm ra các yếu tố thành công cho doanh nghiệp Việt nam. Hàng ngày, anh vào thư viện đọc hàng chồng sách, tối đến lại sục sạo trên Internet tìm kiếm thông tin. Sau nhiều tháng miệt mài, luận văn của Đinh đã được bảo vệ thành công trước hội đồng các giáo sư của Đức. Sau buổi bảo vệ, giáo sư Jansen, người hướng dẫn chính đến bắt tay chúc mừng và nói: “Cậu hãy viết ngay bản tóm tắt luận văn của mình để tôi đưa lên Tạp chí kinh tế Viễn đông, đề tài này sẽ giúp ích cho nhiều doanh nghiệp đấy”.

Trong luận văn của mình, Đinh phân tích rất kỹ và chỉ ra công thức thành công của các doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, đó là: Nhân lực có chuyên môn + Tiếng Anh + Internet.

BEA.VN: BusinessEnglishAcademy

Trong các yếu tố để thành công trên thì khâu yếu nhất của các doanh nghiệp Việt nam đó chính là tiếng Anh. Hãy so sánh với Philippin, một quốc gia tương đương với Việt nam về dân số, diện tích và trình độ phát triển. Tuy nhiên doanh thu từ xuất khẩu phần mềm của Philippin gấp gần 10 lần của Việt nam, một lý do rất quan trọng là 80% kỹ sư lập trình của Philippin sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Ấn độ, một cường quốc về công nghệ thông tin trên thế giới cũng đã thành công một phần nhờ vào khả năng tiếng Anh thành thục của đa phần lực lượng lao động.

Sau các nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, Đinh quyết định đột phá vào khâu yếu nhất - Đào tạo tiếng Anh cho công việc (Business English), và BEA.VN bên cạnh cái ý nghĩa là BE A Vietnamese đã thành Business English Academy như bây giờ.

Huyền Trang - SVVN


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức