Lúc đầu sang Canada học, em hơi “sốc”. Đầu tiên là nhớ nhà vì xung quanh mình là một môi trường hoàn toàn mới . Dần thì cũng quen đi chị ạ! Điều kiện học tập ở đây khá tốt. ở bất kỳ trường học nào, ngoài giảng đường để sinh viên lên lớp nghe giảng còn có các khu phụ trợ khác như: thư viện, phòng máy. Ngoài ra, có các phòng chiếu phim và khu thể thao với nhiều loại hình thể thao khác nhau phục vụ mọi nhu cầu giải trí cho SV. Trường em có rất nhiều sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc theo học.
Hiện nay sinh viên Việt Nam theo học cũng tăng khá nhanh. Giáo viên rất nhiệt tình trả lời thắc mắc của sinh viên sau giờ lên lớp. Sinh viên được khuyến khích bảo vệ ý kiến của mình, điều đó tạo cho bọn em sự say mê tìm tòi trong học tập . Chúng em mong muốn Việt Nam mình cũng có nhiều môi trường thuận lợi để sinh viên có thể phát huy hết khả năng của mình.
Muốn đi làm thêm không phải dễ... (Phạm Vũ Quế - SV ngành Du lịch Khách sạn - ĐH Newcastle - Australia).
Sau một thời gian đi học, em đã thấy mình cứng cáp, từng trải lên rất nhiều rồi . Trừ một số ít sinh viên đi Úc học có số tiền hàng tháng bố mẹ gửi sang, hầu hết sinh viên Việt Nam sang đây học ngoài giờ học đều đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống. Học phí ở úc trung bình khoảng 6.000-8.000 A$ (Đô-la Úc)/kỳ. Ăn ở hết khoảng A$500 nếu tiết kiệm. Đây là một số tiền không nhỏ nếu tính sang tiền VN, bởi vậy hầu hết sinh viên tụi em ý thức rất rõ gánh nặng đè lên vai gia đình nếu mình không đi làm thêm.
Hầu như sinh viên Việt Nam sau giờ học đều đi làm thêm. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng kiếm việc làm thêm là đơn giản. Số học sinh du học ở úc rất đông chúng em chỉ có thể làm các công việc bán thời gian như: chạy bàn, bán hàng, tìm hiểu thị trường, nếu may mắn thì có thể xin phụ việc cho một văn phòng... không phải lúc nào bọn em cũng kiếm được việc bởi sinh viên ở các nước khác họ cũng đi làm thêm rất nhiều, mà về thể lực có lẽ họ hơn hẳn sinh viên Việt Nam, bởi vậy chúng em phải hết sức cố gắng. Thỉnh thoảng bọn em cũng đi shopping, ở Úc có rất nhiều trung tâm thương mại và siêu thị .
Chúng em ý thức cái mất sẽ nhiều hơn cái được nếu quá tập chung đi làm thêm mà lơ là học tập...(Nguyễn Thị Mai - SV khoa Quản lý Công nghệ - Học viện Công nghệ Sydney - Australia).
Những sinh viên bọn em sang đây chủ yếu là để học tập, nên bọn em dành rất nhiều thời gian cho việc lên lớp tiếp thu kiến thức. Chỉ khi nào sắp xếp ổn thoả thời gian học tập bọn em mới đi làm thêm. Có những bạn sức học hơi đuối, họ không dám đi làm mà dành thời gian để học. Bởi bọn em ý thức cái mất còn lớn hơn cái được rất nhiều. Về chuyện học tập sinh viên Việt Nam được các thầy cô ở đây đánh giá rất cao.
Có một số bạn sang đây làm việc theo đường du học vì nghĩ rằng sẽ kiếm được nhiều tiền....(Lê Thu Hà - cựu SV Trường Cao đẳng Bond - Canada) .
Có một số bạn sang nước ngoài theo dạng tự túc, họ xác định chủ yếu là sang kiếm tiền. Ngoài một số ít kiếm được công việc tương đối ổn định, còn lại hầu hết chỉ kiếm được các công việc phổ thông có tính thời vụ. Công việc khá vất vả, họ luôn trong tình trạng sẽ thất nghiệp bởi công việc khá bấp bênh.
Ngày nay, thanh niên Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Nếu họ không biết tận dụng những cơ hội đó để vươn lên cố gắng, sẽ mất đi những ngày tháng quan trọng trong cuộc đời.
Thanh Trầm
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...