"Năm đầu tiên mới sang, dù bạn bè xung quanh rất đông nhưng khi gần đến giao thừa mình thật sự buồn và nhớ nhà lắm. Bọn con trai thì không dám để lộ ra chứ bọn con gái ở ký túc xá thì khóc đến đỏ mắt. Thế nên mọi người mới họp lại để an ủi lẫn nhau bằng màn nấu bánh chưng đón Tết", Đào Thanh Hải, du học sinh tại Học viện giáo dục quốc gia Saint Petersburg (Nga), cho biết.
Thanh Hải kể lại kỷ niệm đón Tết âm lịch cùng bạn bè tại ký túc xá năm ngoái: “Khi đó, mọi người lên danh sách nguyên liệu rồi đặt mua ở Matxcơva, không thiếu thứ gì từ lá dong, gạo nếp đến tiêu, nước mắm. Rồi cả nhóm chia nhau ngồi canh, nấu đúng 12 tiếng đồng hồ và kết quả thì 2 năm rồi, năm nào cũng ngon # gần chết # , chỉ cần ăn một miếng bánh chưng cũng đủ giảm bớt phần nào nỗi nhớ nhà", Hải nói. “Chưa kể mọi người còn tụ họp ăn uống, chơi trò chơi, hát karaoke và ngồi nói chuyện đầu xuân trong khuôn viên ký túc xá. Vui nhất là bà con vác cành cây bên ngoài vào, rồi trang trí bằng hoa giấy, thế là nhìn xa trông chẳng khác gì cành đào thật. Cũng tươm tất ra phết!”.
Trong khi đó, vì điều kiện tài chính nên M. Thu, du học sinh tại thành phố Melbourne, Australia đã trải qua 8 cái Tết xa nhà. Ở Australia, Tết âm lịch thường rơi nhằm kỳ nghỉ hè của các trường đại học nên những sinh viên như M. Thu tranh thủ làm thêm và đón Tết cùng bạn bè. Cũng có mâm ngũ quả, bánh chưng, củ kiệu đón Tết không thua gì lúc ở quê nhà, theo lời M. Thu thì "đã ăn Tết xa nhà, ít nhất cũng sắm sửa đầy đủ và cẩn thận".
Cô kể tiếp: "Có năm phải thi học kỳ vào sáng mồng một, đi thi nhưng vẫn nhớ đến bữa cơm tất niên. Có năm Tết lại rơi vào ngày được nghỉ làm thế là mấy đứa bạn thân ở lại cùng tụ tập ăn uống, rồi rủ nhau đi chùa cầu lộc. Song, những cái Tết xa nhà lúc nào cũng đạm bạc và không khí không thể giống như ở quê hương. Qua những giây phút đó mới thấy thời điểm con người muốn được chia sẻ và ở bên người thân đáng quý biết bao".
Với du học sinh sinh sống ở những vùng ít người Việt thì cảm giác nhớ nhà và cô đơn dường như càng nhiều hơn.
Phạm Toàn Thắng, đang theo học ngành Tin học kinh tế ở Đức cho biết nơi bạn sinh sống không gần cộng đồng người Việt. Đêm giao thừa hầu như chỉ nằm trong phòng nhớ về Việt Nam và chiếm giữ chiếc điện thoại để canh đúng giờ giao thừa Việt Nam (ở Đức là khoảng 6 giờ chiều) gọi về nhà chúc tết. Nhưng chuyện gọi điện thoại về nhà cũng chẳng đơn giản vì lúc đó không chỉ mạng ở Việt Nam bị nghẽn mà ngay cả mạng ở Đức cũng bị nghẽn vì mọi người đều tranh thủ gửi lời chúc đến người thân và bạn bè. Vì thế, với nhiều du học sinh Việt Nam thì gọi được cú điện thoại đúng thời khắc giao thừa quả thật ý nghĩa.
Tuy hơi buồn nhưng Toàn Thắng cũng tìm được cách để gợi nhớ chút hương vị quê hương. Đó là làm một bữa chả nem, rồi mời hai người bạn Đức ở cùng nhà thưởng thức và không quên kèm theo đôi lời giới thiệu về phong tục Tết cổ truyền Việt Nam.
Một số du học sinh hiếm hoi có dịp được nghỉ phép và có điều kiện về thăm nhà đều "tiết kiệm, dành dụm và chờ đợi" đúng dịp Tết truyền thống để quay về. Không khí rộn ràng, tấp nập và ấm cúng của những người thân thuộc hiện hữu xung quanh "bù đắp" lại rất nhiều những khoảng thời gian lẻ loi bên xứ người.
Lương Anh Kiên, một du học sinh Đức có dịp về Hà Nội ăn Tết 2005 nhân đám cưới chị gái, giờ đây lại sắp đối diện với một cái Tết xa nhà, bùi ngùi tâm sự: "Càng gần cuối năm, mình lại thấy nhớ da diết quê nhà, gia đình. Dịp may hiếm hoi năm ngoái được sum họp cùng gia đình càng làm mình nhận ra Tết nước mình rất có ý nghĩa đối với những người đi xa".
Theo Thanh Niên
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...