Có khi nào ở nơi xứ người xa xôi trên con đường tu nghiệp, bạn bỗng chán chường, tuyệt vọng và thấy đó như một cơn ác mộng?
"Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi"
Sự học thật sự dường như chưa bao giờ dễ dàng, êm ái với bất kỳ ai muốn dấn thân, lăn xả để vươn lên trên con đường sự nghiệp, công danh. Với những ai khao khát được tới những chân trời mới của tri thức, đến những miền văn minh của thế giới để tu nghiệp thì công việc học tập có lẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Tới học tập ở một quốc gia khác không đơn thuần là chuyện lĩnh hội kiến thức chuyên ngành/môn học mà đó là cả một cuộc sống với nền văn hóa, thói quen và tập tục xa khác. Bạn không thể tách biệt khỏi thế giới đó mà chỉ biết vùi đầu vào sách vở. Học tập ở quốc gia khác đòi hỏi, hối thúc sự tương tác và phản ứng với xã hội, cuộc sống nơi đó từ chính bạn.
Thời gian học tập nước ngoài không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình, một "khoảng đời" của du học sinh. Bất kỳ ai cũng ở vạch xuất phát khi bắt đầu cuộc sống của một du học sinh nơi đất khách quê người. Nhưng cùng với thời gian, bản năng thích ứng và bản lĩnh cá nhân bạn sẽ tự mình làm nên hành trình tu nghiệp. Bạn không đi thì sẽ chẳng có con đường. Bước ra thế giới học hỏi trau dồi và nhìn lại mới thấy hành trình của mình đến với nơi đây đã thành đường từ bao giờ không hay.
Du học không phải lúc nào cũng từ giấc mơ đến thực tại màu hồng
Tới một đất nước phát triển học tập thoạt nhìn nhiều người sẽ nghĩ đó là hành trình tới một thế giới mới tràn ngập hoa gió. Nhưng du học - bản thân đó là một hoạt động học tập theo đúng bản chất, chỉ khác ở không gian và chương trình đào tạo. Tất nhiên với du học sinh đó vẫn là một cuộc sống như những gì bạn phải trải qua tương tự ở trong nước.
Là cuộc sống theo đúng bản chất nên cuộc đời du học sinh không phải không chứa đựng những màu xám, những biến cố hay thậm chí là sự cố xảy đến. Đơn giản từ việc bạn không quen múi giờ, không hợp khẩu vị món ăn, không theo kịp bài giảng thầy cô trên lớp cho đến những ti.êu c.ực có ảnh hưởng lớn như áp lực tài chính (nếu không có hỗ trợ hay có học bổng), khả năng công việc sau khi nhận bằng hay nỗi cô đơn trống trải và stress nặng. Mọi thứ hoàn toàn tồn tại, diễn biến trong cuộc sống của du học sinh xa xứ. Điều quan trọng là bạn cần chấp nhận thử thách và dám vượt qua.
Đừng để du học từ ước mơ trở thành cơn ác mộng
Có câu nói khá hay được chia sẻ trong những lúc ai đó cảm thấy xuống dốc nhất: "Nếu muốn kết thúc hãy nghĩ đến lý do để bạn bắt đầu".
Dẫu biết cuộc sống học tập nước ngoài có rất nhiều gian khó thử thách ý chí và sức mạnh con người du học sinh. Và nó có thể quật ngã bạn bất cứ lúc nào khi trong bạn không còn giá trị giúp neo đậu tinh thần. Nhưng bạn ơi, đừng nản lòng hay tuyệt vọng thay vì hãy nghĩ vì sao bạn có mặt ở đây, vì sao cần phải trưởng thành bằng chính đôi chân của mình nơi xa xứ...
Đôi khi có những điều không do ta tự quyết. Nhưng hành động, thói quen và tư duy bản thân bạn cần phải làm chủ. Ước mơ hay là ác mộng, tất cả nằm trong suy nghĩ, bản lĩnh và niềm khao khát của bạn. Liệu nó đã/có đủ lớn để làm nên chuyện trên con đường tạo dựng công danh nơi xa Tổ quốc. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Kênh 14
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...