Ký túc xá – Cha chung không ai khóc !

Ký túc xá – Cha chung không ai khóc !Dạo quanh một vòng Ký túc xá các trường Đại Học của Đức, điều dễ nhận thấy nhất là : bẩn, bừa. 1.Phòng vệ sinh – Mùi khó chịu kinh niên !

Thông thường, Ký Túc Xá của các trường Đại Học (Uni hay FH) ở bên này, cả dãy thường có chung một phòng bếp và một phòng vệ sinh. Phòng vệ sinh thường gồm chung cả phòng tắm. Vì thế, mỗi khi có ai đó bận ...vệ sinh là hầu như cả dãy phải nín nhịn. Ai không chịu được có thể đi nhờ ở tầng dưới hay trên.

Chuyện Vệ sinh tế nhị là thế nhưng lại thường được đưa ra nhắc nhở nhiều nhất trong các buổi họp của các tầng, hoặc được viết thông báo, dán trước cửa phòng vệ sinh. Nào là: Phải giữu Vệ sinh sạch sẽ và phải mở cửa sổ khi đi vệ sinh xong, không vứt giấy vệ sinh bừa bãi...Mặc dù mỗi sáng, đều có nhân viên vệ sinh dọn dẹp nhưng chỉ vài tiếng sau, lại coi như đâu vào đó.

Giấy vệ sinh thường được phát miễn phí, nhưng mỗi khi hết giấy, không phải ai cũng có trách nhiệm đi lấy giấy cho cả tầng. Chỉ báo hại cho ai lỡ vào phòng rồi mới phát hiện ra chẳng còn mẩu giấy nào....

Chuyện tắm gội cũng vậy. Sau mỗi lần tắm gội, tóc rụng rơi quanh phòng tắm nhưng hầu như không ai chịu nhặt và vứt đi. Chuyện tóc rụng nhiều khiến nước phòng tắm không thể thoát được là chuyện không phải hiếm.

2.Phòng bếp- Cha chung không ai khóc !

Cũng chỉ có một phong bếp chung cho cả một dãy nên chuyện bừa bộn ở phònh bếp cũng không phải lạ.

Mỗi phòng bếp thường có khoảng từ 4 đến 10 bếp để nấu. Hai, ba chiếc tủ lạnh to cho khoảng hai chục người. Mỗi người được chọn một ngăn.
Mỗi khi nấu nướng xong, xung quanh và trên mặt bếp nấu thường bắn tung tóe dầu mỡ hay thức ăn bị bắn ra. Cũng có vài sinh viên có ý thức thường lau sạch sẽ sau khi nấu, nhưng con số đó quả thật là nhỏ.
Ký túc xá – Cha chung không ai khóc !
Thường, khi xong việc, sinh viên chỉ bê đồ ăn vào phòng ăn hoặc ăn ngay tại bàn ăn trong phòng. Ngay cả nồi niêu, bát đũa, sinh viên cũng thường chất đống trong bồn rửa.

Chuyện mất đồ ăn trong tủ lạnh cũng thường xuyên xảy ra , gây nhiều bất đồng và sự nghi kị lẫn nhau của các sinh viên cùng tầng.

Christop, Sinh Viên ngành Công nghệ Thông tin thường Đại học Hannover kể: Tôi thường bị mất đồ. Thường giá trị không cao, có khi chỉ là hộp sữa chua, củ su hào… nhưng tôi rất bực mình. Chuyện này không chỉ xảy ra với tôi mà với cả Ký túc của bạn gái tôi, Maria, sinh viên trường Kỹ thuật Braunschweig.

Rác cũng là đề tài tranh cãi muôn thưở trong hầu hết các Ký túc xá. Mỗi sinh viên đều có nhiệm vụ trực nhật theo lịch ghi sẵn. Việc trực nhật (thường là đi đổ rác) được tính tuần tự theo số phòng. Thông thường thì khoảng hơn một tháng đến hai tháng mới đến lượt mình trực nhật tiếp theo, nhưng không phải sinh viên nào cũng hoàn thành đúng thời hạn công việc ấy của mình, khiến cho lượng rác luôn chất đống, gây nên sự bừa bãi và bốc mùi khó chịu của thức ăn thừa.

Thông báo về việc trực nhật và dọn vệ sinh phòng bếp sau mỗi lần nấu ăn thường được nhắc nhở. Sinh viên nào hầu như cũng biết và cũng nhìn thấy. Chỉ có điều, không phải sinh viên nào cũng thực hiện.

3.Phòng ở- Bừa chẳng khác gì ổ chuột.

Công bằng mà nói thì ở nhiều Ký túc xá cũng có những sinh viên rất ngăn nắp và sạch sẽ, từ việc ý thức chung như phòng vệ sinh, phòng bếp, đến phòng riêng của mình.

Trái lại thì có những Sinh viên lại vô cùng nổi tiếng về sự bừa bãi của mình. Wang Peng, Sinh viên học kỳ 7 khoa Kinh tế trường Đại học Ruhr Universität Bochum là một ví dụ. Bước chân vào phòng của Wang Peng, ta chỉ có thể ngồi trên giường mà nói chuyện. Vì xung quanh chiếc phòng gần 20 m² chỉ toàn sách vở, giấy báo, nồi xoong…. Nói chung là linh tinh tất tần tật mọi thứ. Trên giá sách còn có thêm vài gói mỳ tôm hay túi bánh mỳ. Trên bàn học thì vài chiếc cốc bẩn và bát đĩa ăn nhưng chưa rửa.

Lý giải cho sự bừ bộn của mình, Wang Peng chỉ cười và giải thích rằng, để như thế, cậu sẽ dễ tìm tài liệu hơn. Thật hết nói !

4.Còn Sinh viên Việt Nam mình thì sao?

Sinh Viên Việt Nam hiện du học tại CHLB Đức là rất nhiều nhưng số người có ý thức giữ gìn vệ sinh nghiêm túc thì không phải lớn.
Thiết nghĩ, sống trong môi trường văn minh, ta cũng nên thay đổi. Bỏ thói quen cha chung không ai khóc như ở nhà, bỏ kiểu làm ngơ truớc những cái mà ngay cả mình cũng thầy là xấu và khó chịu là chúng ta đã thêm phần làm văn minh cho chính bản thân mình !


Khánh Huyền.

©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức