Quần áo “Made in Việt Nam”
Ra đường Hai Bà Trưng, nơi đóng đô của rất nhiều hãng thời trang khá nổi tiếng trong nước, Nam cho biết lần nào về Việt Nam anh cũng lượn qua các cửa hàng PT 2000, Blue, Ninomaxx để xem có đồ ưng ý hay không, và thường thường sau mỗi lần “lượn”, anh mua được một tá đồ vừa túi tiền và cũng khá vừa ý.
Quả vậy, Nam và Khoa tỏ ra thích thú với việc lựa chọn áo thun và quần jean ở các cửa hàng này. “Với khoảng 300.000 đồng có thể mua được cả bộ”, Nam tấm tắc khen rẻ và cũng tâm đắc sau khi chọn được chiếc áo thun có giá 115.000 đồng và áo khoác jean 180.000 đồng ở cửa hàng Blue Exchange. Còn Khoa cũng tỏ ra mãn nguyện khi chọn được 4 chiếc áo thun hiệu AD trên đường Đinh Tiên Hoàng với giá 65.000 đồng/chiếc, vừa để mặc vừa dành tặng bạn bè khi qua New Zealand.
Đi chợ Bến Thành và các cửa hàng trên đường Lê Thánh Tôn để kiếm áo len là việc thường làm mỗi lần về nước đối với Ngọc Hân, du học sinh Australia. “Áo len tại TPHCM không nhiều kiểu dáng, nhưng rất ấm và giá lại rẻ”, Hân cho biết. Mặt ướt đẫm mồ hôi khi phải chui vào một cửa hàng áo len trên đường Lê Thánh Tôn để kiếm chiếc áo vừa ý, nhưng Hân cũng tỏ ra vui vẻ khi chỉ mất 150.000 đồng để có được một chiếc áo len cổ lọ màu rêu. Ngoài ra, áo tắm và đồ lót cũng là một trong những món hàng được Ngọc Hân tìm mua. “Ở nước ngoài ít khi mua được đồ vừa với vóc dáng người Việt như mình”, Hân cho biết.
Hàng hiệu “nhái” cũng thu hút khách
Cứ mỗi lần về nước, Đức, du học sinh New Zealand, lại ra chợ đêm Bến Thành mua hàng hiệu “nhái”. Áo Adidas, Nike... gia công tại Việt Nam giá cực rẻ: 65.000-80.000 đồng/chiếc, có cả hàng Thái Lan, Singapore, Trung Quốc với mức giá tương tự. Đức cho biết anh thường mua một lúc 4-5 chiếc áo loại này để dành mặc dần hoặc bạn nào thích thì cho.
Tuy nhiên, theo Đức, anh không thích mua hàng hiệu xịn ở Việt Nam, nếu cần thì mua ở nước ngoài “chắc ăn” hơn vì bên đó hàng hóa kiểm định chặt chẽ, không sợ bị nhầm dù giá cao hơn rất nhiều. Đức chỉ vào chiếc quần kaki lửng hiệu Billabong mà anh đang mặc cho biết, anh mua ở nước ngoài với giá khoảng 800.000 đồng, nhưng về Việt Nam mua quần kaki của Ninomax chỉ khoảng 200.000 đồng mà không quá khác biệt về kiểu dáng và chất liệu. Với dòng chữ “Made in Việt Nam”, theo Đức, khi sang nước ngoài chẳng lo đụng hàng mà còn tự hào khi quần áo nước mình cũng đẹp không kém hàng hiệu.
Hàng thủ công mỹ nghệ: Quà độc
Trong hành trang của nhiều du học sinh khi sang nước ngoài có những món quà đậm chất Việt Nam. Đó là hàng thủ công mỹ nghệ. “Những món quà không đắt tiền nhưng cực kỳ ý nghĩa vì bạn bè nước ngoài sẽ nhớ đến mình và đôi nét Việt Nam”. Hạnh Trâm, du học sinh Mỹ, cho biết mỗi lần về nước cô đều vào chợ Bến Thành mua hàng thủ công mỹ nghệ làm quà “độc” tặng bạn bè và thầy cô giáo người nước ngoài.
Đồ thủ công mỹ nghệ được du học sinh ưa chuộng, là búp bê gỗ hình cô gái mặc áo dài, hình cậu bé đội khăn xếp... có giá trên dưới 10.000 đồng/hình. Ngoài ra, khăn thêu trải bàn, khăn lót ly, chén cũng được mua nhiều với giá 100.000 đồng đến 150.000 đồng/bộ với nhiều hoa văn, hình khối đẹp mắt. Theo chị Hà, một chủ cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ ở chợ Bến Thành, tranh sơn mài kích cỡ nhỏ, bưu thiếp bằng lụa, đồ cài ghi nhớ đính trước tủ lạnh, đũa khảm ngọc trai, hộp bút bằng gỗ... cũng đang được nhiều du học sinh tìm mua.
Thuỳ Vinh
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...