Chinh phục đỉnh cao nhờ sự đồng hành của cha mẹ
Đằng sau bất cứ một thành công nào dù nhỏ hay lớn của một học sinh, đều có bóng dáng của sự đồng hành dù ít hay nhiều của cha mẹ, thâm chí của cả gia đình. Với Nguyễn Huy Trường Nam, một cậu học trò gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Nga rồi chinh phục học bổng toàn phần Havard, Mỹ cũng vậy. Thành công của Nam luôn là sự đồng hành, hi sinh rất nhiều của bố, mẹ từ nhỏ, cho tới khi Nam đặt chân vào giảng đường Harvard.
Nam cho biết, ở bên Nga em đã học ở trường với các bạn người Nga, nên từ bé đã được va chạm với văn hoá nước ngoài. Vì vậy nên có bố, mẹ dạy tiếng Việt và giữ nền văn hoá Việt là rất quan trọng.
Nguyễn Huy Trường Nam, cựu sinh viên Harvard đang chia sẻ kinh nghiệm tại một sự kiện được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2019.
“Cuộc sống ở Nga của em khá là bình thường. Thu nhập của bố, mẹ không có gì quá là đặc biệt. Nhưng em chỉ nhớ rõ là bao giờ cũng có đủ tiền mua sách vở và quần áo. Bố mẹ đặt cao giáo dục lắm. Mối quan tâm lớn nhất của bố, mẹ từ lúc em còn nhỏ là việc học hành của em”, Nam cho hay.
Từ khi Nam khoảng 4 tuổi, bố Nam đã tìm hiểu rất nhiều thông tin về các trường công tốt ở thủ đô Moscow của Nga để cho Nam theo học. Thậm chí sau này, khi lớn lên,vào máy tính, Nam thấy file thống kê chi tiết tên rất nhiều trường học, bố Nam đã tìm hiểu, lưu thông tin để tìm hiểu, so sánh, lựa chọn cho Nam.
Chỉ vì chọn trường học cho Nam ở Moscow mà gia đình Nam đã phải chuyển nhà đến 5 lần, nghĩa là Nam đỗ vào một trường chuyên công nào là gia đình lại chuyển nhà theo. Và dù kinh tế gia đình không phải giàu có ở Nga, chỉ bình thường, nhưng mẹ Nam vẫn phải nghỉ hẳn làm ở nhà để lo chăm sóc ăn uống, học hành cho 2 con.
Nguyễn Huy Trường Nam và bà nội tại buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tại sự kiện được tổ chức vào tháng 7/2019.
“Cứ mỗi lần em nộp đơn vào trường chuyên mới và đỗ thì bố mẹ lại chuyển để em đi học dễ hơn”, Nam tâm sự mà mắt rưng rưng.
Nhưng mọi sự hi sinh, đều có cái giá của nó. Khi bố mẹ quan tâm, định hướng đúng, con lại có tố chất thì thành công như an bài. 5 lần chuyển nhà ở thủ đô Mát xcơ va của nhà Nam, mẹ phải nghỉ làm ở nhà, và có bất cứ thông tin gì hay về học hành của con như là cơ hội học tiếng Anh, học tin, toán… là bố, mẹ Nam sẵn sàng bỏ hết, bay cả trăm, cả ngàn cây số để đến tận nơi tìm hiểu.
Những năm học phổ thông Nam luôn nhận những giải thưởng lớn với gần100 giải thưởng, trong đó có những giải thưởng lớn như giải lập trình mở rộng khối các nước Liên Xô cũ, 3 lần đạt giải nhì giải Toán toàn Nga. Nam được tuyển vào học hệ chuyên tại Đại học Tổng hợp Lomonosov (trường đại học số 1 nước Nga).
Thành công nhờ sự thấu hiểu của cha mẹ
Giảng đường đại học ở Mỹ cũng như ở nhiều nước luôn là một xã hội thu nhỏ với đủ cung bậc thăng trầm. Phân biệt giàu nghèo, sốc văn hóa, áp lực học hành khến nhiều sinh viên lúc đầu không hề biết mình bị bệnh rối loạn tâm lý sau tổn thương với những triệu chứng như trầm cảm, muốn tự tử, cách biệt với xung quanh và hoảng loạn vô cớ.
Nam đang chia sẻ những kinh nghiệm du học tại Mỹ với tác giả Thanh Hải.
Dù là một sinh viên được học bổng toàn phần, nhưng Nam thừa nhận có lúc, em đã không thể tập trung trong lớp, không thể giải quyết bài tập hay viết luận.
Nam chia sẻ, kẻ thù lớn nhất của du học sinh tại Mỹ chính là Stress, trầm cảm, chứ không phải là tiền bạc, chương trình học tập hay bất cứ thứ gì. Điều quan trọng, gia đình ở Việt Nam, bố, mẹ, người thân, bạn bè phải hiểu và làm thế nào đó chia sẻ được, giúp con đang du học cảm thấy sẵn sàng nói ra những điều khó khăn và từ đó được thấu hiểu và thoát ra được trình trạng đó.
Nhờ có sự nỗ lực của bản thân cùng sự đồng hành của cha mẹ, Nam đã tốt nghiệp Harvard vào năm nay, và đang làm việc cho một công ty tài chính tại Mỹ.
Nguồn: khampha
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...