Du học là lớn lên…. 19 tuổi , tôi sang Nhật mang theo ước mơ và hoài bão của tuổi mới lớn, mộng mơ và đầy nghị lực. Mang theo nụ cười vô tư của cái nắng miền Bắc quê hương.
19 tuổi, bọn bạn ở nhà còn đang ngửa tay xin tiền mẹ cho những cuộc chơi ở Đại Học. Tôi lần đầu gửi về cho mẹ 20 triệu. Số tiền bằng mấy tháng lương ở nhà của gia đình. Mẹ tôi khóc. Mẹ sợ tôi cực nhọc.
19 tuổi, bọn bạn còn đang loay hoay không biết ra trường sẽ làm gì, tôi phải loay hoay chọn trường Đại Học nào để học tốt, ra trường lương cao. Nói tôi tham vọng cũng được. Tham vọng làm tôi giàu hướng đi, cách đi.
Ảnh minh họa
19 tuổi, Nhật Bản dạy tôi vị đắng cuộc đời không dễ chịu như cà phê hoà tan. Nhưng qua rồi sẽ tỉnh táo và minh mẫn hơn. Bạn tôi ấy , còn đang ngồi giảng đường nghe những lí thuyết suông, mơ mộng về một tương lai màu hồng.
19 tuổi, tôi đến nơi này, như cá gặp nước, vùng vẫy một đoạn sóng trào. Bạn tôi sợ khổ, sợ mạo hiểm, sợ khác biệt văn hoá. Nó bảo muốn đi lắm nhưng ” sợ” .
Tôi 20, lo cho em sang cùng. Để nó trải đời giống mình, để trưởng thành. Lo cho gia đình như ước mơ thuở bé, lúc thấy mẹ mồ hôi nhễ nhại trên trán. Tôi thấy hạnh phúc ở đó .Bạn tôi 20 , bố mẹ đi chạy việc cho hết nơi này đến nơi khác. Tiền nhà đã hết mà việc chưa vừa lòng.
Tôi 20, giữ chút thời gian xem phim Hàn, nhìn các oppa như xưa, nhưng k cuồng nhiệt nữa, xem trong lặng im. Và xem nhiều phim Nhật hơn, trên tàu điện, trên đường đi. Bạn tôi ở nhà , tận hưởng sự rảnh rỗi tuổi 20, cày phim từ tối đến sáng, chán lại phải tìm gì đó để làm. Cũng có đứa bắt đầu đi làm, được hôm về ngủ tít mít.
Tôi, sắp 21. Chông chênh giữa tuổi trẻ và sự trưởng thành. Vẫn ngông ngênh rong chơi , vẫn nghiêm túc làm việc, vẫn mơ giấc mơ thực tế , giữ đó 1 con đường cho riêng mình. Bạn tôi , cũng vậy. 21 tuổi . Chông chênh giữa trường học và trường đời. Sợ cái nắng cháy da , sợ cái lạnh thấu xương, sợ ngoài kia ngta lừa lọc. Ở nhà , Có những đứa thành công chứ. Nhưng chỉ là thiểu số. Còn lại , thì đó, đó chứ không đâu xa vời.
Và bạn tôi, mặt còn bún ra sữa, sợ nó va vấp đâu đó ngoài kia rồi không đứng dậy được . Bạn tôi tuổi 21, hãy mạnh mẽ lên. Bước đi để đời rèn giũa nhé bạn ! tôi giữa 21 năm cuộc đời
Nhật Bản không cho bạn tiền – không cam kết tương lai bạn sẽ thành công. Điều nước Nhật mang lại là 1 “môi trường” khắc nhiệt và đỉnh cao của nguyên tắc – Đi làm đúng giờ, làm việc cật lực đến 1s cuối cùng với 100% công suất. Ở VN với bạn – giường là nơi để ngủ, Nhưng với nước Nhật – Giường là 1 chỗ ngồi trên tàu điện, là 1 góc trong công xưởng hay đơn giản chỉ là 1 cái giá để hàng.v.vv.
Sang nhật . Thay vì là 1 đóa hoa hướng dương – Người nhật dạy bạn cách sống của 1 loài cỏ dại – mùa đông vùi mình trong lớp băng tuyết lạnh giá – mùa xuân vươn lên đâm chồi mạnh mẽ .
Có vô vàn người kêu rằng : sang nhật cày hơn trâu, NB – bát cơm chan đầy nước mắt. Mà mấy ai biết, khi làm việc cùng họ tôi hiểu – người nhật xây dựng đất nước được như ngày hôm nay , họ đã sẵn sàng làm “trâu” từ rất lâu rồi. Họ nói với tôi rằng, chưa có 1 loại thành công nào được làm nên từ nhung lụa, tất cả đều trả giá bằng mồ hôi hoặc … rất nhiều nước mắt.
Nguồn: Facebook Hạ Nonstop
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...