Trong khi việc tranh luận về danh hiệu Đại sứ du lịch Việt Nam của Lý Nhã Kỳ chưa ngã ngũ thì cư dân mạng lại một phen xôn xao, nghi ngờ về bằng đại học của “kiều nữ” tại ĐH Real ở Đức.
Ngay sau khi công bố danh hiệu này trên các phương tiện truyền thông đại chúng, rất nhiều cuộc tranh luận đã “nổ” ra. Thậm chí, có nhiều người cho biết, họ băn khoăn và suýt ngã ngửa vì không biết Lý Nhã Kỳ là ai.
Chỉ một ngày sau quyết định chính thức bổ nhiệm Đại sứ du lịch của Lý Nhã Kỳ được thông qua, cụm từ “Lý Nhã Kỳ - Đại sứ du lịch Việt Nam” đã trở thành tâm điểm của báo chí và làm nóng các diễn đàn trên mạng.
Đặc biệt, ngoài việc tranh luận xem người đẹp đất Mũi có xứng được trao danh hiệu Đại sứ Du lịch hay không, nhiều cư dân mạng còn lật giở lại tiểu sử của Lý Nhã Kỳ và đưa ra những thông tin mang tính nghi ngờ về việc tốt nghiệp đại học của cô tại trường ĐH Real, Đức.
Theo thông tin được cư dân mạng trích lại, Lý Nhã Kỳ tên thật là Trần Thanh Nhàn, sinh năm 1982, quê ở Vũng Tàu. Có bố là người Nga (?!). Năm 14 tuổi, Lý Nhã Kỳ sang Đức định cư. Học khoa Kinh tế trường Đại học Real. Khi tốt nghiệp đại học, cô trở về Việt Nam.
Tuy nhiên, ở Đức không có trường đại học nào là ĐH Real. Real có thể là tên một hệ thống siêu thị hoặc là một khái niệm có liên quan - Realschule – chỉ một cấp học ở Đức.
Vậy ở Đức có ĐH Real hay không và khái niệm cấp học Realschule – cấp học mà nhiều cư dân mạng cho rằng Lý Nhã Kỳ chỉ dừng lại ở đó là gì?
Hệ thống giáo dục tại Đức
Sau cấp tiểu học Grundschule, học sinh ở Đức có ba hướng đi: Hauptschule, Realschule và Gymnasium.
Trường Realschule: dành cho các học sinh có trình độ khá hơn học sinh ở trường Hauptschule. Tại đây, học sinh có thể học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Các môn học khác cũng có chất lượng cao và phong phú hơn so với chương trình học tại trường Hauptschule. Học sinh tại trường Realschule sẽ tốt nghiệp sau khi học xong lớp 10. Tương tự như ở trường Hauptschule, học sinh khá cũng sẽ được nhà trường tự động chuyển tiếp lên bậc cao hơn, đó là trường Gymnasium.
Học sinh Realschule muốn vào đại học thì có thể qua đường Gymnasium. Nếu không, sau lớp 10, học sinh ở Realschule có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, học sinh tại đây chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni) được. Muốn vào đại học, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.
Thảo Linh
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...