Hội thảo du học tràn ngập trên các trang báo quảng cáo, trên các băng rôn đường phố.
Câu nói cửa miệng của không ít vị phụ huynh có con ngấp nghé ngưỡng cửa tốt nghiệp THPT là du học, du học... Với một đất nước còn nghèo như nước ta, liệu hiện tượng trên có bình thường
Sự quảng bá du học rầm rộ trên khắp các trang quảng cáo báo chí đã tác động ít nhiều về mặt tâm lý khiến không ít phụ huynh cũng lao theo.
Một trào lưu đang hình thành trong giới phụ huynh có con ở ngưỡng cửa tốt nghiệp THPT là đưa con đi du học.
Và bao hệ lụy đã xảy ra sau đó.
Học bổng du học, sướng nhé!
H.B.T quê ở Bến Tre, một lần lên TPHCM chơi và tình cờ đi theo bạn bè tham gia một hội thảo du học ở đảo Cyrus do một công ty tư vấn du học tổ chức.
Em đã đoạt được học bổng 50% học phí sau khi kiểm tra trình độ tiếng Anh tại hội thảo. Quá vui mừng, T. về quê xin bố mẹ cho đi du học. Học sinh ở tỉnh đoạt được học bổng du học là điều rất vinh hạnh cho gia đình và họ hàng.
Tính ra 50% học bổng lên đến 4.000 USD, nếu bỏ thì cũng... uổng. Gia đình T. quyết định cầm giấy tờ nhà và vay nóng để làm thủ tục cho T. lên đường.
Nhưng chỉ một tuần sau khi đặt chân đến xứ người, T. đã “vỡ mộng”. Do không đạt trình độ tiếng Anh đầu vào của chương trình chính thức, T. bị yêu cầu học lại tiếng Anh đến khi nào thi đạt mới được vào học chương trình chính thức. Tương lai mờ mịt, chi phí sách vở, sinh hoạt đắt đỏ khiến T. chùn bước nhưng về nước thì còn gì là thể diện.
T. đành phải đi làm thêm nhiều giờ mỗi ngày để trang trải những khoản phát sinh, còn cha mẹ T. thì đau đầu với các khoản nợ ở nhà.
Tìm kiếm thị trường, thay cho tìm kiếm tài năng
Hình thức cấp học bổng bằng 30%-50% học phí đã “hút” được nhiều học sinh đi du học. Thế nhưng, thực chất của việc làm này là gì? TS Lê Tiến Thường, ĐH Bách khoa TPHCM, nhận định:
Hội thảo du học của các trường nước ngoài thực chất là làm kinh doanh trong giáo dục.
Việc cấp học bổng như trên nằm trong chiến lược tiếp thị kinh doanh của họ. Chỉ các trường danh tiếng cấp học bổng để tìm kiếm và đào tạo tài năng thật sự, còn các trường nhỏ, ít có tiếng thì nhằm đến tìm kiếm thị trường nhiều hơn.
Các trường ít tên tuổi này sang Việt Nam liên kết với nhiều văn phòng dịch vụ du học để hợp tác chiêu mộ học viên với hoa hồng từ 10% đến 20% trên học phí.
Điều này lý giải vì sao nhiều văn phòng tư vấn du học “miễn phí” mà vẫn tồn tại.
Học kém cũng đi du học
Chính vì lợi nhuận như đã nêu ở trên mà một số văn phòng, công ty tư vấn du học ra sức quảng cáo, tổ chức hội thảo bất chấp sự thật như thế nào, miễn là có càng nhiều học sinh du học càng tốt.
Em N.T.C bị lưu ban lớp 11 do học yếu. Cha mẹ C. vốn là gia đình giàu có, sợ “quê” với bạn bè nên tìm cách cho C. đi du học. Dĩ nhiên, với học bạ ghi ở lại lớp C. khó lòng được trường nước ngoài chấp nhận.
Thế nhưng, công ty tư vấn du học nơi cha mẹ C. “đặt niềm tin” đã “bùa phép”, cuối cùng C. cũng vác ba lô lên đường du học.
Nhưng chỉ 2 tháng sau em phải quay trở về vì đuối sức, không theo kịp chương trình. Các trường hợp như C. không phải là ít vì sự ngộ nhận của phụ huynh “có tiền là xong hết”.
Đã có những học sinh, sinh viên trở thành những người sống bất hợp pháp tại nước ngoài do kết quả học tập kém, bị trục xuất về nước nhưng không dám về vì sự thật trái ngược với sự kỳ vọng của cha mẹ, người thân!
Du học thiếu định hướng
Có không ít trường hợp không định hướng về ngành nghề theo học, chỉ đơn thuần là làm sao cứ đi được ra nước ngoài học tập; và thường thì những trường hợp này khi sang học sẽ khó có kết quả.
B.M.H thi rớt đại học, được cha mẹ quyết định cho đi du học tại Singapore ngay. Do học kém, H. phải học chương trình dự bị 1 năm. Khi vào chương trình chính thức H. chọn ngành khá thời thượng là công nghệ thông tin.
Vào chương trình được một thời gian, H. tâm sự với cha mẹ sự hụt hẫng của mình thì cha mẹ khuyên H. cứ học nếu không lấy được tấm bằng thì cũng có trình độ tiếng Anh để về nước làm hướng dẫn viên du lịch.
Nghe “cũng được”, nhưng nếu chỉ để có trình độ tiếng Anh làm hướng dẫn viên du lịch thì đâu cần ra nước ngoài với chi phí mấy chục ngàn USD!
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ GD-ĐT:
Bộ không đủ nhân lực để kiểm tra hoạt động du học
Với vai trò là một cơ quan Trung ương, hằng năm, Bộ GD-ĐT đều khuyến cáo những ngành học mà Nhà nước đang tập trung đầu tư; kết hợp với đại sứ quán các nước quản lý lưu học sinh; kiểm tra các sở GD-ĐT địa phương về thực hiện việc quản lý du học... để tập hợp báo cáo Chính phủ.
Theo NĐ 166 của Chính phủ thì UBND các tỉnh, TP quản lý việc cấp phép hoạt động cho các trung tâm tư vấn du học. Bộ GD-ĐT không thể đủ nhân lực và điều kiện để kiểm tra cụ thể từng trường hợp vi phạm. Chúng tôi chỉ quản lý về đường lối chính sách mà thôi.
Diệu Hằng - TIENPHONG.VN
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...