Không dám đánh giá toan tính của họ, chỉ buồn cho hiện tượng “chảy máu chất xám” khi Nhà nước đã đầu tư nhiều tiền để họ đi học, lĩnh hội kiến thức.
Họ đi học để tạo dựng cuộc sống của họ, nhưng rộng hơn là phải góp phần xây dựng đất nước. Vậy mà nhiều người không nghĩ đến việc trở về.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm Việt Nam dành hơn 300 suất học bổng du học nước ngoài cho bậc Tiến sỹ, Thạc sỹ, nghiên cứu sinh. Hiện có 38.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, trong đó 65% là du học tự túc.
Mỗi năm xã hội đầu tư cho việc du học (dưới mọi hình thức) là 250 triệu đô la. Nhưng con số sinh viên tốt nghiệp quay trở về rất ít, đặc biệt số học sinh đi du học tự túc rồi sau đó có tốt nghiệp về nước thì Bộ không thể quản lý.
Nhiều du học sinh đã chọn con đường không trở về. Vì sao như vậy? Câu trả lời có nhiều.
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Mỹ thường cố gắng tìm cho mình một công việc tại đây. Theo họ nói họ muốn làm việc để có thêm kinh nghiệm, một phần vì mức lưng cao hơn nhiều so với mặt bằng thu nhập ở Việt Nam.
Những du học sinh ngành kỹ thuật, công nghệ thì cho rằng họ có điều kiện phát triển hơn ở các nước tiên tiến với những phòng thí nghiệm hiện đại, hệ thống thông tin đồ sộ, sách tham khảo phong phú, cập nhật và điều kiện làm việc tốt hơn.
Xét trên một khía cạnh nào đó nếu chỉ vì muốn phát triển, học hỏi thêm mà ở lại để sau đó vững vàng về nước đóng góp cho đất nước thì điều này thật đáng hoan nghênh. Nhưng có những du học sinh tìm mọi cách để ở lại luôn nước sở tại. Một ví dụ nhỏ: sinh con tại Mỹ khi đang đi du học, hoặc kết hôn với người Mỹ.
Câu chuyện đùa vui nhưng có thật mà nhiều trường hợp sinh viên học cao học ở Mỹ nói với nhau “làm thêm cái MBA” (MBA là viết tắt của “Master of Business Administration” - Cao học Quản trị Kinh doanh, đồng thời cũng là cách chơi chữ Making Baby in America - Sinh con trên đất Mỹ).
Họ toan tính vậy vì biết Luật pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho phép bất cứ đứa trẻ nào được sinh ra trên đất Mỹ sẽ được mang quốc tịch Mỹ, và như vậy bố mẹ chúng sẽ được ở lại. Và những đứa trẻ này lớn lên đi học cấp 1, 2, và trung học tại Mỹ được miễn phí và có thể có nhiều lợi ích khác.
Hãy khoan bàn đến việc nhiều đôi vợ chồng cần có con vào thời điểm đó, hoặc bị “vỡ kế hoạch”, ta chỉ bàn đến việc toan tính cơ hội của nhiều người đi học khi mang theo vợ hoặc chồng, và dù điều kiện không thuận lợi thì cũng “lập kế hoạch” cố sinh một đứa con ở đây.
Chi phí trông trẻ rất đắt đỏ nên với số tiền học bổng ít ỏi họ không dám gửi con nhà trẻ và thế là các bà mẹ vừa đi học vừa nuôi con. Kết quả là họ không chịu được sức ép thời gian do lượng bài đọc và bài tập rất nhiều, và dẫn đến việc học tập không tốt.
Còn nếu người đi học là người chồng thì học cũng mất tập trung vì con nhỏ quấy, khóc ầm nhà. Cách duy nhất là phải ngồi học trong thư viện cả ngày cho đến tận khuya.
Có nhiều trường hợp, đặc biệt là du học tự túc visa đã hết hạn nhưng họ tìm mọi cách ở lại, không dám về vì biết về Việt Nam rồi để xin visa quay lại là rất khó. Họ làm quen và sau đó tiến tới hôn nhân với người Mỹ ở đây để rồi nhập quốc tịch Mỹ. Họ không cần biết là cuộc sống của họ rồi có hạnh phúc hay không.
Đất nước ngày một đổi mới, phát triển. Cơ hội cho những người có kiến thức ngày càng nhiều, và cánh cửa luôn rộng mở đón họ. Nơi quê hương, họ có người thân, bạn bè và có cả cộng đồng.
Còn ở nơi đây họ có gì? Đó là sự kỳ thị đối với người thiểu số và dân nhập cư. Cuộc sống như những cỗ máy, đầy cạnh tranh và ít có sự giao lưu thân tình…
Càng buồn hơn khi thấy có những gia đình có tiền của cho con em đi học nước ngoài, nhưng không quan tâm hay dù có quan tâm cũng không thể kiểm soát được con em họ đang làm gì, và sống học tập như thế nào.
Nhiều du học sinh chưa qua tuổi 20 hoặc đi du học quá sớm đã phải tự bươn chải một mình nơi xứ người, chống chọi lại với bao cám dỗ. Các em xa nhà khi chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý, rất dễ bị hoà tan vào nền văn hoá phương Tây.
Các em không biết được những đổi của đất nước, và rồi sau dăm ba năm học các em xa lạ với tình hình ở quê nhà. Tâm lý “ngại về” phát sinh từ đây.
Và các bậc phụ huynh khi quyết định cho con đi du học tự túc, xin hãy nhìn vào thực tế này. Liệu con mình sẽ ra sao nơi xứ lạ?
Chúng đã đủ trưởng thành để sống và học tập tốt hay không? Và nhất là sau khi học xong chúng sẽ trở về với quê nhà hay liệu họ có thể “mất” con mãi mãi
Đỗ Minh Thùy
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...