Nhiều nước như Mỹ, Canada, Australia, New Zealand... nói thẳng là họ thu hút người nước ngoài tới học vì mục đích kinh tế. Bằng con đường du học, mỗi năm họ thu được hàng tỷ USD một cách nhẹ nhàng.
Trên thế giới hiện có khoảng 83 triệu sinh viên, trong đó có gần 14 triệu sinh viên du học. Như vậy, tỷ lệ sinh viên du học chiếm khoảng 16%. Việt Nam hiện nay đã có trên 1 triệu sinh viên, trong đó sinh viên du học chỉ có khoảng 25.000 người. So với thế giới, tỷ lệ sinh viên du học của ta là quá thấp: 2,5% so với 17%.
Sinh viên VN đi du học theo nhiều cách khác nhau, nhưng có thể chia thành hai loại cơ bản: học bổng và tự túc. Trong số được học bổng lại có sự khác nhau là học bổng theo hiệp định trao đổi giữa nhà nước với nhau, học bổng do nước ngoài tặng, học bổng thi trúng theo chương trình của một tổ chức hay một công ty, học bổng từ ngân sách nhà nước ta...
Còn đi học tự túc thì đương nhiên phải bỏ tiền ra để đi học. Tuy nhiên, nếu học giỏi họ cũng có thể được miễn, giảm học phí, thậm chí được tặng học bổng, hoặc họ có thể dùng tiền để mua học bổng. Nghĩa là các nẻo đường du học hết sức rộng mở, nhất là du học tự túc.
Nhiều nước như Mỹ, Canada, Australia, New Zealand... nói thẳng là họ thu hút người nước ngoài tới học vì mục đích kinh tế. Bằng con đường du học, mỗi năm họ thu được hàng tỷ USD một cách nhẹ nhàng. Nhưng kinh tế chưa hẳn là mục đích quan trọng nhất. Săn lùng và thu hút chất xám cũng mang lại lợi ích vô cùng lớn lao. Bằng con đường mở rộng cánh cửa du học, nước Mỹ đã tập trung được nhiều bộ óc ưu tú trên lãnh thổ của mình.
Rồi mục đích chính trị cũng không phải là nhỏ. Chính Thủ tướng Anh Tony Blair đã kêu gọi: "Các bạn cứ đến nước Anh học tập, dù chỉ vài tháng, các bạn sẽ hiểu và yêu mến nước Anh". Thực tế là rất ít người quay lưng lại với đất nước mà anh ta từng sống, từng học tập ở đó.
Chiếm cảm tình của giới trí thức, giới kinh doanh là một trong những chiến lược của nhiều quốc gia hiện nay. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều nước cấp học bổng, thu học phí rất thấp, thậm chí cho học miễn phí. Tất cả đều có mục đích của mình. Nhưng xem ra phần lớn các mục đích đều trong sáng, có thể chấp nhận được; điều quan trọng là các mục đích đó đều công khai, người đi học có quyền lựa chọn thông qua nhận thức của mình.
Tuy nhiên, nhiều nước rất ngại sinh viên đến học và cư trú luôn ở nước họ. Xem ra Liên bang Nga không ngại điều này. Vì vậy ngoài các mục đích khác ra, nước Nga mong muốn thu hút lực lượng lao động. Nhưng khác với việc nhập khẩu công nhân ồ ạt trước kia, nay họ muốn thanh niên nước ngoài đến học tập và tự nguyện ở lại làm việc.
Đu-ma quốc gia Nga đã thông qua một điều luật cho phép người nước ngoài tự do cư trú ở Nga, có quyền lợi gần như người Nga, sau năm năm sinh sống hợp pháp ở Nga. Theo tính toán, để khai thác có hiệu quả tài nguyên giàu có trên diện tích bao la của mình, nước Nga cần phải có 500 triệu người, mà dân số của họ hiện nay chỉ có 145 triệu!
Được ra nước ngoài học tập luôn là mơ ước cháy bỏng của các thế hệ học trò Việt Nam. Hiện nay bằng nhiều con đường khác nhau, mỗi năm Nhà nước cấp học bổng cho khoảng 700-800 người ra nước ngoài học tập. Còn những người có nguyện vọng thì phải tới hàng trăm nghìn! Và họ buộc phải đi theo con đường tự túc. Tiền là thứ quan trọng và cần thiết nhất cho việc này.
Theo ước đoán trước đây, chỉ khoảng 3% dân số Việt Nam đủ điều kiện kinh tế đi du học tự túc. Nhưng nay do giá đất tăng lên rất cao nên nhiều người sẵn sàng bán đất cho con đi du học. Điều quan trọng là nhiều ngân hàng đã nhảy vào cuộc, cho học sinh và gia đình vay tiền để đi du học.
Hiện nay hằng năm có khoảng 50.000 người đến các trung tâm tư vấn du học để nộp hồ sơ du học tự túc. Nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số họ là được đi, bởi để nhận được vi-da du học không phải là chuyện dễ dàng.
Trước đây du học đã làm cho nền giáo dục và nền khoa học Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể. Các nhà khoa học nòng cốt của chúng ta hiện nay phần lớn đã từng du học nước ngoài. Nay tình hình đã khác.
Những người đi du học tự túc phần lớn là những người không đỗ đại học ở trong nước. Với họ, du học là cửa duy nhất để họ học đại học. Chất lượng lưu học sinh của chúng ta ở nước ngoài đã khác. Nhưng đây là điều chúng ta phải chấp nhận. Du học tự túc là một trào lưu đang phát triển mạnh mẽ.
Nhiều người cho rằng phần lớn sinh viên đi du học và không về nữa, vì vậy chúng ta bị chảy máu chất xám. Quan niệm về chảy máu chất xám nay đã khác. Cái quan trọng là đừng để lãng phí chất xám, nghĩa là phải để những người có trí thức được làm việc đúng với chuyên môn, sở trường của họ, dù đó là ở trong nước hay nước ngoài.
Trung Quốc trước đây buộc tội rất nặng những người đi học nước ngoài không trở về đúng thời hạn. Nay họ không quan tâm đến thời hạn nữa mà chỉ chú ý đến người trở về với bằng cấp gì, khả năng thế nào, muốn làm và làm được gì.
Hiện nay có khoảng ba triệu người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, trong số đó có khoảng 400 nghìn người có bằng đại học và trên đại học. Mỗi năm số người này làm ra số của cải giá trị khoảng 40 tỷ USD, 10% trong số này được chuyển về Việt Nam. Số tiền này lớn hơn nhiều so với hơn 100 triệu đô-la Mỹ mà hằng năm chúng ta chuyển ra nước ngoài cho con em ta đi học.
Tuy nhiên mục đích cao nhất của gia đình và xã hội là mong muốn con em ta sau khi học xong sẽ trở về phục vụ đất nước. Muốn vậy, phải tạo điều kiện và môi trường cho họ làm việc.
Theo Hoasentrang.de
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...