Lừa đảo thuê nhà người Việt ở Đức với sinh viên Việt

Du học sinh, sinh viên Việt tới Đức du học cần tìm nhà ở để có thể đăng ký tạm trú theo các yêu cầu về làm thủ tục, giấy tờ khi mới tới Đức. Tuy vậy, có rất nhiều người Việt sống ở Đức lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của các sinh viên Việt mới tới Đức để lừa đảo, mời về thuê ở nhà của họ và từ đó khiến các sinh viên Việt phải trả rất nhiều các khoản chi phí phụ trội.

Lừa đảo thuê nhà người Việt ở Đức với sinh viên Việt

Câu chuyện của bạn sinh viên người Việt tới Đức du học và ở nhà một người Việt tên là cô Linh, địa chỉ Werner Hilpert 16, 34117, Kassel.

Bạn ấy ở cùng với 1 bạn người Việt khác và 2 bạn làm chung một hợp đồng “untermiter” (cô Linh cho bạn người Việt kia thuê và bạn này cho bạn sinh viên thuê lại). Để trốn đóng thuế, bạn sinh viên chỉ chuyển khoản tiền thuê nhà một phần hàng tháng và còn lại thì đưa cô Linh cầm tay.

Tuy vậy, cả 2 bạn này đều là sinh viên mới sang và không hiểu biết luật pháp ở Đức nên cũng không có ý kiến, vấn đề gì, chỉ cần tìm được nhà là đã thấy yên tâm.

Sau đó, bạn ấy chuyển sang một phòng khác vẫn chung 1 Wohnung nhà cô Linh, bạn ấy hỏi về làm hợp đồng riêng thì cô Linh từ chối làm hợp đồng cho bạn nhưng vẫn thu tiền thuê phòng cầm tay hàng tháng.

Do không có hợp đồng nên bạn ấy sau chuyến về Việt Nam chơi thì bị cô Linh thông báo đến cuối tháng phải rời khỏi nhà cô Linh và không được đăng ký tạm trú (abmelden) ở nhà cô Linh nữa, cô Linh lấy lý do bạn ấy không có hợp đồng nên không cần thông báo trước 3 tháng và thích đuổi lúc nào cũng được.

1 1 Lua Dao Thue Nha Nguoi Viet O Duc Voi Sinh Vien Viet

Du học sinh Việt dễ dàng bị các chủ nhà người Việt bắt chẹt khi không có hợp đồng thuê nhà

Bạn ấy có xin cô Linh cho bạn ấy đăng ký thêm tạm trú tại nhà cô Linh vì tìm được nhà mới trong thời gian ngắn như vậy là rất khó khăn và chỉ khi có hợp đồng thuê nhà thì mới có thể đăng ký tạm trú với Rathause.

Cô Linh đã không chấp nhận và thay khoá cửa phòng của bạn ấy và giữ toàn bộ đồ đạc của bạn ấy (?) dù bạn ấy vẫn đóng tiền nhà cả tháng đó cho cô Linh. Ngoài ra, cô Linh biết bạn ấy không có ở nhà cô Linh nên thường xuyên nhắn tin yêu cầu về dọn dẹp nhà cửa, nếu không sẽ thuê Putzfrau và bắt bạn ấy phải trả tiền. Bạn ấy không thấy có vấn đề gì khi phải dọn dẹp nhà cửa nhưng việc cô Linh ra các quy định tùy tiện, bắt chẹt hoàn cảnh tìm nhà khó khăn của bạn ấy gây ra sự bức xúc giữa chủ nhà và sinh viên đều là người Việt và gây sự mâu thuẫn.

Hơn nữa, cô Linh còn bịa đặt việc bạn ấy muốn thuê tìm luật sư để kiện tụng việc cô Linh cho bạn ở nhà không có hợp đồng, không đóng thuế mà nhận tiền thuê hàng tháng và cô Linh thực tế đã cho một bạn khác đến ở phòng của bạn ấy ngay sau khi hết tháng và trong thời gian đó thì ngày nào cũng nhắn tin yêu cầu bạn ấy về dọn dẹp, rời khỏi nhà cô Linh.

Bạn ấy cũng không hài lòng khi phải đóng tiền cả tháng dù không ở nhà cô Linh, vẫn phải tham gia các khoản vệ sinh, lau dọn nhà cửa theo lịch của WG.

Cô Linh rất muốn đuổi bạn ấy ra khỏi nhà nên lúc nào cũng nhắn tin hỏi đã tìm được nhà mới chưa, bao giờ thì đăng ký tạm trú nơi khác, đồ đạc thì cô ấy giữ của bạn ấy. Tồi tệ hơn nữa, cô Linh còn nhắn tin nói nếu bạn ấy chưa tìm được nơi ở khác thì cô vẫn cho abmelden ở nhà cô Linh nhưng dù không ở thì vẫn đưa cô tiền nhà cho tháng tiếp theo.

Để tránh rơi vào trường hợp như bạn ấy khi là sinh viên Việt bị chủ nhà người Việt bắt chẹt, các bạn sinh viên Việt muốn thuê nhà ở Đức cần phải thực hiện các điều như sau:

  • + Nếu tìm được người Việt ở Đức có nhà cho thuê thì tốt nhưng cần có niềm tin đúng chỗ, đúng người.
  • + Phải có giấy tờ, hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cả 2 bên với các điều khoản, quy định rõ ràng và bạn cần giữ lấy 1 bản hợp đồng để có căn cứ nếu xẩy ra tranh chấp về các vấn đề trong quá trình sống với chủ nhà người Việt.
  • + Nếu phải chuyển tiền thì tốt nhất là qua tài khoản ngân hàng vì có lưu lại thông tin về thời gian, đưa tiền trực tiếp rất rủi ro nếu không có xác nhận của chủ nhà.
  • + Nên tìm hiểu về các thông tin, thủ tục về các loại giấy tờ, hợp đồng từ các hội sinh viên trên các mạng xã hội, họ sẽ giúp đỡ bạn chuẩn bị các thủ tục, đơn giản, dễ dàng khi thuê nhà ở Đức.
  • + Tránh tin vào các lời mời chào qua các tin nhắn, điện thoại,…từ mọi đối tượng không quen biết. Cũng không nên tin vào người quen nếu như không đến tận nơi kiểm tra nhà ở và gặp chủ nhà và xem các điều khoản hợp đồng trước khi ký kết và trả tiền thuê nhà.

Theo Diễn đàn DUHOCDUC


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000