4 điều cần biết khi làm công việc thời vụ cho sinh viên Việt ở Đức

Du học sinh, sinh viên Việt du học ở Đức có nhiều khoản cần phải chi tiêu và các bạn được phép đi làm thêm trong năm không vượt quá 90 đủ ngày hoặc 180 nửa ngày để có thu nhập để chi trả. Tuy vậy, các bạn cần biết về các quy định về mức thu nhập được phép và thời gian có thể cho phép đi làm trong điều kiện mà giấy phép lao động của bạn được cấp

Nếu giờ em nhận việc làm thêm thời vụ, nghĩa là chỉ 1 tháng trước giáng sinh thôi, em là sinh viên được làm ko quá 20 tiếng/tuần, lương 9e, vậy tính ra một tháng đó em kiếm được khoảng 700e. Như vậy thì:

1. không được tính là Minijob và trong hợp đồng không được đánh dấu là Minijob đúng không ạ?

1. Teilzeit, ko phải Minijob

2. Vẫn phải đóng thuế bình thường rồi xin lại sau đúng không?

2. Ko phải đóng thuế khi làm dưới 20h/tuần, chỉ đóng cỡ 10% Rentenversicherung. Nếu mà có bị trừ sẵn thuế thì cuối năm em khai thuế sẽ được trả lại.

3. Đóng thuế là mình tự đóng hay chủ đóng? Em cũng xin miễn ko đóng Rentenversicherung rồi.

3. Em làm cho người ta (ko phải Freiberufler) thì chủ sẽ anmelden cho em, thuế hay Rentenversicherung sẽ tự trừ vào lương trước khi em nhận được, em ko cần phải làm gì hết. Chủ kêu miễn đóng Rentenversicherung là xai (ăn gian) vì theo luật em làm trên €450 (giới hạn của Minijob) thì em phải đóng Rentenversicherung một nữa, còn chủ phải đóng một nữa cho em (chủ muốn tiết kiệm phần Arbeitsgeberanteil nên mới muốn em verzichten cái khoản này). Cái này quan trọng vì mai mốt em mà xin Niederlassungserlaubnis hay Einbürgerung thì từng tháng em đã đóng Rentenversicherung sẽ được cộng lại đến khi đủ 60 tháng. Nên khi còn sinh viên em sammeln được càng nhiều tháng càng tốt. Còn khi quyết định ko ở lại mà về VN permanent thì sẽ được đem theo số tiền đã đóng (được hết 100 % ko thì đến lúc đó mới biết). Nên đừng tiết kiệm khoản này nhé em.

Tuỳ vào chủ khai hợp đồng thế nào thì em phải/không phải đóng Rentenversicherung.

Nếu job bây giờ em không đóng thì cái “Befreiung” chỉ có giá trị cho job này. Các job sau có phải đóng hay không thì xem chủ khai cho em như thế nào. Nếu tổng thời gian đi làm của em trong 1 năm không quá 70 ngày và em biết trước điều này + báo với chủ thì họ sẽ khai hợp đồng của em dạng “kurzfristige Beschäftigung“ để cả chủ lẫn người lao động không phải đóng bhht.

1 1 4 Dieu Can Biet Khi Lam Cong Viec Thoi Vu Cho Sinh Vien Viet O Duc

Làm thêm ở Đức là khoản thu nhập chính đáng của sinh viên Việt nhưng các bạn thường làm chui, trốn đóng thuế để có thêm khoản tiền chi trả

4. Hạn nộp đơn xin hoàn thuế là bao giờ, vì em làm hết Noel thì cũng là hết năm rồi và chắc chắn ko thể vượt quá số mức 8000e được.

4. Sau 31.12 em có thể khai thuế ko cần đợi đến t5 nhé. Thời hạn t5 hay t7 là hạn chót để nộp, sau đó sẽ bị Finanzamt gửi thư nhắc nhở và phạt tiền nhưng em ko cần phải đợi đến lúc đó mới khai thuế.

Tin Tức Việt Đức


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức