Tại sao bạn chưa tìm được công việc phù hợp mặc dù trình độ chuyên mông của bạn vững vàng?
Rất có thể bạn đã mắc sai lầm ngay từ khi viết lá thư xin việc đầu tiên, hoặc bạn đã mắc lỗi khi tham dự phỏng vấn.
Báo Điện tử TINTUCVIETDUC.DE kỳ này xin giới thiệu bạn
Làm thế nào để bạn có một cuộc phỏng vấn đúng cách.
Jürgen Hesse từ văn phòng lao động Berlin chỉ ra 8 sai lầm khi đi xin việc:
1- Nêu ra yêu cầu của bạn ngay trong thư xin việc
Ngay từ khi gửi thư xin việc, bạn đã nêu ra những yêu cầu, lợi ích bạn muốn nhận được từ công việc.
Điều này là không nên. Các yêu cầu này sẽ được trình bày vào cuối buổi phỏng vấn.
Thư xin việc chỉ giải thích những gì bạn có thể làm cho công ty.
2- Nói dối trong CV
Một CV quá hoàn hảo là nguy hiểm. Thậm chí những gian lận của bạn có thể phát hiện sau đó, nhưng có thể ngay lập tức bạn sẽ bị sa thải. Lời nói dối có thể được sử dụng khi phỏng vấn trực tiếp nếu người lao động hỏi những câu hỏi không được phép, nhưng hãy cẩn thận.
3- Không kiểm tra thông tin của bạn trước khi gửi
Kiểm tra trước thông tin của công ty bạn sẽ xin vào làm việc đó là điều cần thiết. Bạn có thể kiểm tra thông qua internet các thông tin về hình ảnh, hoạt động mạng xã hội,....
Tìm kiếm thông tin qua Google bạn sẽ tìm được các kết quả và chuẩn bị cho những câu hỏi có thể.
4- Nói chuyện phiếm
Tập nói chuyện trước gương là cách để bạn có thể giúp bạn lấy bình tĩnh trước khi vào phỏng vấn.
Nói một câu hài hước giúp bạn và nhà tuyển dụng đều cảm thấy thoải mái.
Cách tốt nhất là khen ngợi ai đó. Chê bai là điều cấm kỵ, nó chỉ mang đến một tâm trạng xấu.
5- Không chuẩn bị
Một tên cướp cũng có kế hoạch trước khi hành động. Hãy chuẩn bị cho mình thật tốt những thông tin như địa chỉ, đối thủ của bạn,...
Hãy chuẩn bị trả lời những câu hỏi:
- Bạn sẽ làm được gì cho công ty?
- Công việc bạn dự tuyển vào là gì?
- Người phỏng vấn bạn sẽ là ai?
- Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này
- và tại sao công ty nên chọn bạn?
6- Nhấn mạnh những điều hiển nhiên
Không đề cập đến những gì đã được rõ ràng. Thực tế là bạn có thể sử dụng thành thạo Internet và các chương trình tin học văn phòng và đó mới là thuận lợi giúp cho công việc của bạn
7- Nói xấu về đồng nghiệp cũ/ông chủ cũ
Không bao giờ được nói xấu ông chủ cũ đồng, nghiệp cũ hay điều kiện nơi làm việc.
8- Quá khiêm tốn
Bạn không phải là người đi van nài một công việc. Nhưng bạn phải thể hiện mình là người tự tin và nhiệt tình cho công việc.
Bạn có thể phải chuẩn bị những câu trả lời cho vấn đề:
- bạn đánh như nào về ông chủ/đồng nghiệp/khách hàng cũ của bạn?
- bạn đã làm gì cho công ty cũ?
Theo Phạm Thị Điều -©TINTUCVIETDUC
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...