Một công việc mới thường được ví như một cuộc sống mới bắt đầu. Trong thời gian làm quen với công việc mới, vì vậy không ít người cảm thấy bối rối và phải lưu tâm đến nhiều vấn đề.
Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với môi trường làm việc mới:
1. Hãy lắng nghe và quan sát nhiều hơn nói
Thomas Ruebel, Trưởng phòng chiến lược nghề nghiệp tại Berlin chia sẻ: "Nhiều người cho rằng, lúc ban đầu, nên tỏ ra vui vẻ, cởi mở với mọi người. Nhưng thức ra, bạn nên dè dặt, hãy luôn quan sát và lắng nghe là cách bạn hòa nhập nhanh nhất với môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, bạn cũng đừng ngần ngại khi muốn xin lời khuyên nào đó từ cấp trên."
2. Thay vì ba hoa khoác lác, hãy cư sử một cách lịch sự
Ruebel tiếp tục "Đặt ra những vấn đề để bàn luận là điều nên làm, nhưng tuyệt nhiên bạn đừng vì thế mà tạo cho mình cơ hội để khoe khoang về những kinh nghiệm đã có".
Ngoài ra, bạn nên cố nhớ thật nhanh tên của các đồng nghiệp. Bởi rất có thể bạn sẽ làm người khác khó chịu bạn liên tục hỏi lại tên anh ta là gì.
3. Không nên quá cởi mở ngay từ ban đầu
Bạn không nên với bất cứ ai cũng xưng hô thân mật với họ bằng ngôi "Du", mà trước hết nên tìm ra nguyên tắc nào thực sự có ý nghĩa đối với công ty. Vào lúc ban đầu, bạn cũng không nên đưa ra ngay những đề xuất có giá trị, mà hãy tiếp tục thu thập và để dành chúng cho quãng thời sau tập sự.
4. Hãy chia sẻ vấn đề của bạn với sếp
Sau mọi cố gắng, bạn vẫn cảm thấy không quen với công việc mới? Vậy thì bạn đừng ngần ngại nói rõ vấn đề của mình với ban lãnh đạo hoặc bộ phận nhân sự của công ty. Hãy thường xuyên đặt ra những câu hỏi như "Ông/ Bà thấy tôi thế nào? Tôi nên làm gì để thực hiện tốt hơn công việc?" Ít nhất, qua đó, bạn đã thể hiện là bạn tự ý thức được vấn đề của mình và đang rất cố gắng để cải thiện chúng.
5. Mua bảo hiểm phòng khi bạn bị sa thải trong thời gian tập sự
Có nhiều bảo hiểm giúp bạn giảm rủi ro khi bị sa thải hoặc không muốn tiếp tục với công việc mới trong thời gian tập sự, bằng cách cung cấp cho bạn một số tiền nhất định trong vòng mười hai tháng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thật kỹ, điều bạn muốn là gì, là số tiền bảo hiểm hay tiếp tục thích ứng để có được công việc mới?
Hương Vũ - ©tintucvietduc.de
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...