Bồi bàn, làm vườn, làm văn phòng, ... là các công việc mà nhiều sinh viên thường làm thêm trong các kỳ nghỉ. Tuy nhiên, có một số điểm mà các bạn sinh viên cần lưu ý.
Theo ông Ulrich Theil, chuyên gia của hiệp hội Bảo hiểm hưu trí Đức, vào các kỳ nghỉ, sinh viên được làm thêm các công việc trợ giúp với thời gian nhiều nhất là 2 tháng hoặc 50 ngày làm việc trong một năm.
Ở đó sinh viên không bị giới hạn về đồng lương kiếm được và cũng không hạn chế số giờ.
Ngoài ra, người chủ và sinh viên đều không phải trả thuế. Tuy nhiên, có một điều chú ý là nếu làm việc quá 50 ngày thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm hưu trí.
Còn trong thời gian học, sinh viên được làm thêm bao nhiều giờ?
Ông Theil cho biết, các sinh viên phải đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu. Do đó, mỗi tuần họ không được làm việc quá 20 giờ. Nếu vượt quá giới hạn này, sinh viên sẽ bị tính toán các khoản đóng góp giống như một người lao động bình thường, tức là phải có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm chăm sóc, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm thất nghiệp.
Những người làm Minijob có phải trả tiền bảo hiểm?
Nếu sinh viên kiếm được dưới 400 euro một tháng thì họ không phải trả các loại bảo hiểm. Họ sẽ được giữ lại toàn bộ thu nhập.
Chỉ có người chủ phải trả khoản tính gộp (Pauschalabgaben). Những ai kiếm được nhiều hơn 400 euro một tháng sẽ phải trả tiền bảo hiểm hưu trí.
Trên nguyên tắc người chủ lao động và sinh viên phải chia nhau trả khoản tiền bảo hiểm hưu trí, trừ khi số tiền sinh viên kiếm được từ 400 đến 800 euro một tháng.
Trong giới hạn này, sinh viên chỉ phải trả phần dành cho người lao động đã được cắt giảm.
Ông Theil cho biết thêm, trước khi sinh viên nhận một công việc nào đó, họ nên tham khảo thông tin miễn phí trên trang web về bảo hiểm hưu trí của Đức http://www.deutsche-rentenversicherung.de, mục dành cho sinh viên.
Linh Nga - DUHOCDUC.DE
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...