Du học sinh, sinh viên Việt tới Đức học nghề điều dưỡng nhưng thường có câu hỏi về sự vất vả, khó khăn của nghề này khi làm việc tại các bệnh viện hay các viện dưỡng lão ở Đức sẽ phù hợp hơn.
Câu hỏi về sự so sánh là “giữa Điều dưỡng trong Bệnh viện và trong Viện dưỡng lão" thì cái nào Vorteile nhiều hơn vậy mọi người?
Thấy ai cũng “Altenpflege” hết”
Chia sẻ của Linh Chi:
Cái này thực ra khó nói. Vì còn tùy vào sở thích của mỗi người. Có nhiều người học Krankenpflege xong vẫn xin về viện dưỡng lão làm vì ngta thấy trong bệnh viện vất vả hơn.
Nhưng cũng có những người thích làm ở bệnh viên hơn là chỉ làm việc với người già. Mình không biết ở bệnh viện thì lương có khác không, nhưng chỗ mình dù học bằng Krankenpflege hay Examinierte Altenpflege thì về viện dưỡng lão lương vẫn như nhau.
Còn về công việc, cá nhân mình thấy.
Nếu làm ở bệnh viện, thường thì sẽ là đủ lứa tuổi và chỉ khi họ bị bệnh thì mới vào bệnh viện, nghĩa là sẽ nhiều bệnh tật hơn, tất nhiên sẽ có cả bệnh truyền nhiễm.
Còn ở viện dưỡng lão sẽ là chỉ có người già, tất nhiên họ cũng sẽ có bệnh, nhưng sẽ không phải bị bệnh truyền nhiễm và nhiều người không bị bệnh gì nặng chỉ như là bị tim, huyết áp cao và vẫn hoạt động bình thường chỉ có điều là họ đã già r nên phải vào viện dưỡng lão thôi.
Còn học cả 2 bằng xong sẽ đều có thể đi làm ở bệnh viện và viện dưỡng lão.
Lựa chọn nghề điều dưỡng làm việc ở bệnh viện hay viện dưỡng lão ở Đức là rất quan trọng để có thể tìm được công việc phù hợp với du học sinh, sinh viên Việt.
Chia sẻ của S.Tran:
Altenpflger besser nhé.
T1: có máy móc hỗ trợ nên dù bạn có 36kg 150cm như mình thì vẫn 1 mình gánh Team 8ng (có ng 150kg và mất 1 chân) vô tư.
T2: khi họ bệnh cần đi bệnh viện thì họ vô đó nằm rồi mình ko phải chăm sóc nữa. Nên ko phải tiếp xúc với bệnh tật, ko phải chăm những ng nằm 1 chỗ.
Nếu bạn học điều dưỡng bệnh viện thì nên học hẳn y tá lương cao hơn và cũng nhàn hơn.
Chia sẻ của Tú:
Học xong Altenpfleger học weiterbildung thêm 1 vài khóa học xuyên sâu. Qua Altenpfleger bạn phải học nhiều hơn chứ không riêng về người già. Đòi hỏi bạn nhiều hơn và tất nhiên tiếng cũng phải tốt hơn.
Được B2 thì dễ xin hơn bạn à. Altenpfleger xin được vào bệnh viện làm tất nhiên chuyên về người già nhưng không thể intensiv máy móc tùm lum như krankenplfeger dc. 2 ngành dc tôn trọng như nhau.
Nhiều nơi ưu tuyển Altenpfleger nhiều hơn vì lương rẻ hơn xíu mà làm cũng được gần như krankenpfleger. Có gì thì đã có bác sĩ rồi hoặc chuyển vào bệnh viện.
Môi trường làm việc ít vi khuẩn nhiều sẽ nặng về thể lực vì không phải ở đâu cũng có máy hỗ trợ. Còn nếu học krankrenpfleger ra xin vào Reha làm thì việc cũng nhẹ thôi vì là hồi sức. Còn muốn trải nghiệm học hỏi nhiều thì xin vào intensiv Station.
Bệnh nhân nằm 1 chỗ to như tấm phản trăm kí. Trách nhiệm cao.
Kiếm 3 "cụ" thôi. Nhưng lương cao hơn khoa khác. Chúc bạn xin được học ngành bạn muốn.
Chia sẻ của Hanh Duc:
Bệnh viện thay tã tắm rửa có nhiều nhé, nhất là internistische abteilung hoặc là gerontologische abteilung. Em hiện làm ở khoa Orthopädie und Unfallchirurgie, cũng phải thay tã tắm rửa nhưng ít hơn thôi.
Tùy khoa mà mức độ tắm rủa thay tã nhiều hay k. Intensiv thì có khi 1 ca thay 4 lần bỉm, lagerung 3 lần là ít.
Tin Tức Việt Đức
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...