Nguyễn Thị Nhinh (SN 1992, Hà Nội) cho biết, cô cũng từng “săn” được học bổng nhưng sau đó đã không đi. Nhinh kể: “Đợt tôi học xong đại học, thấy một vài người bạn đi “săn” học bổng nên tôi cũng chọn trường để đăng kí.
Khi đó, tôi phải viết một bản định hướng về kế hoạch qua đó học như thế nào, chọn ngành gì để học. Chỉ cần có giấy giới thiệu của giảng viên thì đi rất dễ dàng”.
Nhiều bạn trẻ hiện nay đang cố "săn học bổng" cho bằng bạn bằng bè (Ảnh minh họa).
Cũng theo Nhinh, một trung tâm đào tạo du học hoặc “săn” học bổng sẽ cho sinh viên nửa năm để hoàn thiện và chuẩn bị hồ sơ. Sau đó sẽ đợi thêm kết quả vài tháng sẽ biết được mình nhận được học bổng loại gì để đi du học. Khi đã làm đủ thủ tục cũng như có chứng chỉ tiếng thì Nhinh đã có học bổng toàn phần.
“Tôi “săn” học bổng đi Trung Quốc nên cũng khá dễ, bạn bè tôi đa phần chọn những trường ở tỉnh lẻ để “săn”. Nói thật tôi và mấy người bạn cứ nói “săn” học bổng cho oai chứ chúng tôi thích đi nước ngoài là chính. Vài người bạn của tôi đi chỉ được một thời gian lại bỏ về.
Cứ nói “săn” học bổng khó nhưng tôi thấy dễ lắm, điểm học tại trường không cần cao quá, quan trọng mình biết tiếng và phần định hướng kế hoạch ổn là có thể lấy được học bổng.
Nếu không, chỉ cần đến các trung tâm tư vấn du học. họ sẽ săn hộ”, Nhinh chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ giáo dục Đại học (bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: “Việc đi du học là một điều tốt, nhưng chỉ có điều uy tín, tín nhiệm, chất lượng của các trường đại học ở nước ngoài, ngay cả những trường có tên tuổi thì độ “phổ” rất rộng. Vấn đề là sẽ chọn trường nào?”.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cũng cho biết để có được một học bổng chất lượng đòi hỏi phải có thành tích học tập tốt:
“Đa số không có học bổng qua con đường tự túc, còn tìm kiếm học bổng là tỉ lệ rất hạn chế, thường các nước cho học bổng và phải có thành tích học tập tốt. Những hồ sơ với đủ các tiêu chuẩn đó làm cũng rất khó khăn. Tỉ lệ được học bổng không phải nhiều”.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Trước thắc mắc của PV, hiện nay có một số trung tâm đứng ra “săn” học bổng cho sinh viên, mặc cho học lực của các sinh viên đó có thể chỉ ở mức khá, vậy điều này nên hay không?
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nói:
“Phải biết mình biết ta, còn nếu năng lực hạn chế mà lại muốn đi học nước ngoài thì khả năng trông chờ học bổng hầu như không có. Nếu quyết tâm muốn đi thì tiềm lực kinh tế gia đình phải mạnh có thể bù lại.
Thế nhưng, ngay cả khi tiềm lực kinh tế mạnh cũng đừng kỳ vọng vào học ở những trường có tiếng tăm trên thế giới khi năng lực có hạn”.
Nguồn: NGUOIDUATIN.VN
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...