Hiện có hơn 40 trường đại học tại Đức đào tạo trong lĩnh vực thiết kế thời trang. Mỗi trường có những thế mạnh riêng của mình. Các giảng viên đều có trình độ cao và là những tên tuổi lớn trong ngành thời trang.
Phần lớn các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Châu Âu đều được đào tạo tại Đức – mặc dù ngành thời trang của nước này ít được thế giới biết đến. Một trong những lý do là Đức không giống như Bỉ, Ảnh hay Nhật Bản, không chỉ có một trường đào tạo thời trang mà có đến hàng chục trường.
Một lý do khác là, các trường đại học Đức có truyền thống đặt trọng tâm đào tạo chuyên sâu hơn là chạy theo số lượng.
Khoảng một nghìn sinh viên đã tốt nghiệp từ trên 40 trường đại học chuyên về thiết kế thời trang ở Đức. Berlin là trung tâm sáng tạo của ngành công nghiệp thời trang với 9 trường như thế.
Có nhiều trường đã đào tạo xuất sắc trong lĩnh vực này, ví dụ như: Đại học Mỹ Thuật và thiết kế Burg Giebichenstein tại Halle, Đại học Khoa học ứng dụng Niederrhein tại Mönchengladbach, Đại học Kỹ thuật, Thiết kế và kinh doanh Pforzheim, hoặc cao đẳng Nghệ thuật ứng dụng Schneeberg ở Zwickau.
Số người theo học là rất lớn và một phần trong số đó đến từ các quốc gia khác nhau. Trường đại học Nghệ Thuật Berlin một năm nhân được hớn 700 hồ sơ nhưng chỉ 35 sinh viên mới được ghi danh.
Sự đa dạng của các lĩnh vực giảng dạy về thời trang cũng là một điều tuyệt vời của nền giáo dục Đức. Phương châm giảng dạy chính là sự tự do trong sáng tạo nghẹ thuật, đôi khi là thiết kế, tiếp thị và kỹ thuật. “Tự do giảng dạy” là nguyên tác được nêu trong Luật cơ bản của Đức, cho phép giảng viên có thể thiết lập các ưu tiên trong tâm trong bài giảng của mình. Ví dụ ở Đại học Mỹ thuật và thiết kế Burg Giebichenstein ở Halle, mục đích cuối cùng không phải là đào tạo những sinh viên cho nên công nghiệp mà mục đích đầu tiên và trọng tâm là đào tạo những nhà thiết kế tương lai có thể tự mình tiếp cận với thời trang theo những cách riêng của mỗi người..
Đại học kỹ thuật và thiết kế kinh doanh Pforzheim muốn “đào tạo những nhà thiết kế thời trang sáng tạo với những phong cách cá nhân đậm nét những người biết kết hợp những cái “tôi” cá nhân, sáng tạo và kỹ thuật mới”.
Các đối tượng học cụ thể bao gồm các nguyên tắc của sự thiết kế, phát triển chủ đề, khái niệm về màu sắc và vật liệu, kỹ thuật và biên soạn tổ chức một bộ sưu tập. Bên cạnh đó là thiết kế trên máy tính và ngoại ngữ.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là bồi dưỡng phát triển nhân cách và dấu ấn cá nhân. Điều này được truyền đạt chủ yếu bởi các giảng viên, những người có mối quan hệ chặt chẽ với từng sinh viên.
Chất lượng giáo dục đã tăng lên trong những năm gần đây với sự ra đời của một thế hệ giảng viên mới. Nhiều người trong số những giảng viên thiết kế đã thực hiện tốt những nghiên cứu tại các trường đại học thời trang tốt nhất trên thế giới và theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài, có thể là tại kinh đô thời trang với Kenzo (Paris), trang phục dân tộc (Milan) hay Vivienne Westwood (London).
Cũng như thiết kế bất kỳ một sản phẩm cụ thể, tạo ra một bản sắc riêng cho một sản phẩm thời trang ngày càng kho skhăn nhưng thực sự thú vị. Các hãng thời trang và bản thân nhà thiết kế phải thay đổi liên tục để tạo ra những xu hướng mới.
Nhà thiết kế tương lai học cách đổi phó với những mâu thuẫn và các nhiệm vụ phức tạp, ví du như trong các dự án hợp tác với các công ty. Sự kết hợp giữa văn hóa và thương mại là một sức mạnh trong giao tiếp. Nhiều vấn đề mà dường như không thể giải quyết về mặt lý thuyết nhưng có thể được trả lời một cách thỏa đáng thông qua một thiết kế cụ thể.
Điều này làm nên sự kỳ diệu của thiết kế. Điểm nổi bật của mỗi khóa học là khoảng thời gian 6 tháng sinh viên phải trải nghiệm thực tế. Nhiều sinh viên muốn thực tập tại nước ngoài. Sinh viên có cơ hội lần đầu tiên được làm tất cả mọi thứ từ ý tưởng thiết kế , kiểu dáng và trình diễn.
dieu.pham
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000