Chúng ta càng có sự chuẩn bị tốt thì cơ hội sang Đức học tập lại càng cao. Dưới đây là những câu hỏi quan trọng nhất.
- Tôi sẽ học ngành gì và tại đâu?
- Tôi cần những điều kiện gì để có thể ghi danh tại một trường đại học theo sự lựa chọn của tôi?
- Tôi có cần xin visa không?
- Tôi có tìm được phòng trọ với giá thuê hợp lý trong thành phố nơi tôi học không?
- Chi phí như thế nào?
Bạn phải liên hệ với các nhà chức trách hoặc các cơ quan, công ty tư vấn du học để làm rõ các thắc mắc của mình.
Nơi giải đáp thắc mắc quan trọng nhất của bạn chính là trường đại học mà bạn lựa chọn.
Nhưng hệ thống trường đại học ở Đức lại có sự phân công lao động: các trường đại học tư vấn cho sinh viên nước ngoài tất cả các câu hỏi liên quan đến giấy báo nhập học, ghi danh và hỗ trợ học tập.
Hiệp hội sinh viên sẽ lo cả về điều kiện xã hội cơ bản. Bạn sẽ có nơi ở thuận tiện. Hiệp hội sẵn sàng cung cấp nhiều dịch vụ cho sinh viên quốc tế.
Học tập ở Đức
Hiện nay ở Đức có khoảng hơn 200 trường đại học công lập và khoảng 100 trường đại học dân lập.
Bạn quyết định dựa trên cơ sở phân loại sau: trường đại học tổng hợp (Uni) và trường đại học tổng hợp kỹ thuật (TU) cũng như trường chuyên ngành kỹ thuật (TH), nghê thuật, điện ảnh và âm nhạc hay trường đại học ứng dụng.
Giáo dục đại học của Đức rất đa dạng và phức tạp. Cái gốc của một số trường đại học, đặc biệt là của các trường đại học tổng hợp xuất phát từ thời trung đại, còn lại được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Du học sinh trong các trường đại học của Đức đều được công khai rõ ràng. Hiện nay ở Đức có khoảng 2 triệu sinh viên đăng ký học, trong đó 250.000 người là du học sinh. Với tỷ lệ trên 10% lượng sinh viên quốc tế, Đức trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn sinh viên nước ngoài nhất trên thế giới. 85% du học sinh tự sắp xếp chỗ ở tại Đức. 15% theo chương trình hợp tác và trao đổi.
Điều kiện nhập học
Để có thể nhập học tại Đức, bên cạnh vốn tiếng đức tốt bạn cần có giấy gọi của một trường đại học, đó là một giấy chứng nhận để bạn có thể xin nhập học từ đất nước của bạn.
Tuy nhiên các trường đại học của Đức cũng có thể đặt một số yêu cầu khác. Ví dụ có thêm một số yêu cầu về điểm bình quân hay trình độ ngoại ngữ cho các khóa học nhất định hoặc một vài trường đại học riêng lẻ.
Xin bạn lưu ý rằng thời hạn nộp đơn xin học của các trường là khác nhau. Chính vì vậy bạn nên có thông tin càng chính xác càng tốt về điều kiện xin học khóa học mà bạn lựa chọn để sau này tránh sự thất vọng.
Nơi giải đáp thắc mắc của bạn đầu tiên chính là các cơ quan hàn lâm quốc tế và ban thư ký của trường, hoặc bạn có thể vào trang của trường mình quan tâm để tìm hiểu.
Nhập cảnh – cần visa hay không?
Sinh viên đến từ các nước trong khối EU, trong vùng kinh tế châu âu và từ một vài nước khác có thể nhập cảnh vào Đức mà không cần visa.
Còn lại tất cả sinh viên đến từ quốc gia khác theo luật định phải xin visa, nếu họ muốn ở lâu hơn 3 tháng.
Nơi ở
Tìm một phòng ở có giá thuê hợp lý sẽ giảm bớt đáng kể gánh nặng ngân sách cho bạn, bởi vì tiền thuê nhà là một khoản lớn du học sinh phải đóng hàng tháng.
Trung bình tiền thuê nhà mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 250 euro.
Tuy nhiên giá thuê nhà này còn phụ thuộc vào hình thức và địa điểm thuê của sinh viên: ở những bang mới giá thuê nhà trung bình sẽ thấp hơn, một chỗ trong ký túc xá sẽ rẻ hơn một phòng hoặc một căn hộ trên thị trường tự do.
Ở những khu đông dân và những thành phố có trường đại học cổ điển có rất ít phòng thuê có giá hợp lý.
Đặc biệt là vào đầu các khóa học thì thường rất khó để tìm được phòng và căn hộ giá hợp lý.
Chính vì thế bạn hãy bắt đầu tìm phòng sớm.
Những du học sinh theo chương trình trao đổi phần lớn sẽ dễ dàng hơn sinh viên khác phải tự sắp xếp việc học của mình tại Đức.
Vì theo quy tắc học sẽ có được suất ở trong ký túc xá. Bạn hãy tìm hiểu thông tin trên tại trường học mà bạn lựa chọn.
Sinh viên quốc tế chi trả việc học của họ như thế nào?
Chi phí học hành là một trong những chủ đề quan trọng nhất và khó nhất, và sinh viên nước ngoài phải nắm rõ. Để xin được visa và giấy phép cư trú bạn buộc phải chứng minh rằng bạn có đủ khả năng tài chính để chu cấp cho thời gian lưu trú tại Đức. Các nhà chức trách Đức sẽ yêu cầu bạn chứng minh có 7.908 euro (theo điều kiên năm 2015) trong tài khoản cho một năm học.
Việc chứng minh tài chính này chỉ đảm bảo rằng du học sinh có thể tự chi trả cho việc học hành của họ, vì theo quy định bạn sẽ không được yêu cầu sự giúp đỡ từ chính phủ Đức.
Ngay cả khi bạn đưa ra được bằng chứng chứng minh tài chính, vẫn không loại trừ hết được tất cả nguy cơ tài chính. Với ngân sách 8.000 euro/năm đủ để chi phí một cuộc sống bình thường ở Đức.
Chính vì thế sinh viên nước ngoài thường lấy đó làm lý do để đi làm thêm, để trang trải thêm cho cuộc sống của họ.
Tuy nhiên thời gian làm thêm của họ bị hạn chế. Không may khó khăn về tài chính lại là vấn đề cơm áo hàng ngày của nhiều sinh viên nước ngoài.
Sinh viên Đức trang trải cho việc học hành như thế nào?
Để hiểu được hệ thống giáo dục đào tạo của Đức, điều quan trọng là phải biết sinh viên Đức trang trải cho việc học hành của họ như thế nào: ở Đức các bậc phụ huynh phải thanh toán chi phí học hành của con em họ.
Hiệp hội sinh viên Đức đã công bố một cuộc khảo sát tình hình kinh tế của sinh viên nói chung: sinh viên tính trung bình nhận một nửa sự trợ cấp từ bố mẹ.
Một phần tư ngân sách họ chuẩn bị cho chính bản thân mình. Hỗ trợ nhà nước chiếm khoảng 1/7 ngân sách. Chỉ có 3% sinh viên Đức nhận được học bổng thường là từ các viện và các hội khuyến học.
Bình quân mỗi sinh viên Đức chi tiêu khoảng 812 euro/tháng – tuy nhiên có một phần tư sinh viên trang trải cuộc sống còn thấp hơn con số 640 euro/tháng.
Thêm chắc chắc cho hoạch định tương lai: gói dịch vụ của hiệp hội sinh viên
Những ai không biết đến nước Đức sẽ có thể khó đánh giá hết được sinh viên thực sự cần chi tiêu bao nhiêu tiền.
Nhiều hiệp hội sinh viên đã cung cấp các gói dịch vụ nhằm củng cố thêm kế hoạch tương lai cho các tân sinh viên nước ngoài trong năm học đầu tiên.
Các gói dịch vụ trên sẽ được đăng ký tại đất nước của họ. Với một mức giá cố định bao gồm nhà ở, ăn uống và bảo hiểm y tế.
Gói dịch vụ này cũng bao gồm cả một phần các hoạt động giải trí và hỗ trợ sinh viên thích nghi với cuộc sống ở Đức.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000