1. Tham gia một lớp kiến thức nền:
Các bạn học sinh đã học qua hệ trung cấp hoặc cao đẳng với các ngành liên quan đến nghề mong muốn du học tại Đức như: Điều dưỡng, Nhà hàng – Khách sạn, Đầu bếp, Cơ khí, Điện tử… thì không cần phải có chứng chỉ kiến thức nền. Tuy nhiên, đối với các bạn học sinh mới chỉ tốt nghiệp THPT hoặc đổi từ các ngành khác sang thì chứng chỉ kiến thức nền là yếu tố quan trọng nhất để cho Đại Sứ Quán/ Lãnh Sứ Quán thấy mục đích du học nghề của bạn rõ ràng, bạn đã có sự đầu tư thời gian và kiến thức cho hành trình phía trước, bên cạnh những kiến thức lý thuyết căn bản, bạn đã được trực tiếp thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế. Đặc biệt các bạn nên chú ý tìm các khóa cấp chứng chỉ 6 tháng để được Đại Sứ Quán công nhận, giấy xác nhận có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở cũng là một trong những lợi thế khiến hồ sơ của bạn trở nên đẹp hơn.
2. Thành thạo tiếng Đức:
Ngoài phần kiến thức nền, tiếng Đức cũng là một trong những điểm mấu chốt quyết định đến việc Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán có cấp Visa cho bạn hay không. Yêu cầu đối với các bạn học sinh khi nộp hồ sơ Visa là phải có bằng B2 tuy nhiên, quá trình học tiếng Đức tại Việt Nam thường mất khá nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại không cao nên nhiều bạn học sinh lựa chọn học B2 tại Đức. Vì vậy, bằng B1 là cơ sở duy nhất để Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán thấy được tiềm năng tiếng Đức của bạn. Với tấm bằng đạt từ 70 điểm trở lên (trung bình cho 4 kỹ năng) và lộ trình học rõ ràng, bạn có thể hoàn toàn chinh phục Đại Sứ Quán/ Lãnh Sứ Quán.
3. Chuẩn bị kỹ càng hồ sơ tài chính:
Theo quy định của Đại Sứ Quán Đức, một trong những điều kiện bắt buộc khi nộp hồ sơ xin Visa chương trình du học nghề Đức là: Đảm bảo chi phí sinh hoạt/Chứng minh có đủ khả năng tài chính. Theo đó, hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bao gồm:
– Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà
– Một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính
Việc mở một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính đương nhiên rất dễ dàng tuy nhiên khó khăn lớn nhất các bạn học sinh thường gặp phải chính là không biết phải mở tài khoản bao nhiêu tiền. Nếu như với chương trình du học Đức, bạn chỉ mở một mức cố định 8.820 Euro, được đều đặn hàng tháng rút ra 735 Euro thì đối với chương trình du học nghề, chẳng có một mức cố định nào cho bạn cả. Tùy từng chương trình nghề, mức lương, học phí khóa tiếng,… mà mức tài chính chứng minh tài chính của bạn sẽ khác. Với các trường hợp số tiền tính sai, không đủ để chi trả chi phí cho thời gian học nghề, rủi ro trượt Visa rất cao.
4. Chuẩn bị kỹ càng Hồ sơ du học nghề:
– 02 đơn xin thị thực khai
– Tờ khai xin thị thực
– Bản tuyên bố theo quy định tại Mục 8, Khoản 2, Điều 54 và Điều 53 Luật Cư trú Tự điền và ký tên.
– 02 ảnh hộ chiếu mới chụp
– Một hộ chiếu vẫn còn giá trị và được ký tên
– Lý lịch bằng tiếng Đức dạng bảng biểu theo trình tự thời gian liên tục
– Các chứng nhận tốt nghiệp THPT, nghề hay tốt nghiệp đại học (nếu có)
– Chứng minh đã có kiến thức nền đối với lĩnh vực muốn học
– Bản trình bày về lý do muốn du học nghề tại Đức
– Bản hợp đồng đào tạo nghề và giấy tờ khác hoặc một số thông tin về chương trình dạy nghề sau khóa học tiếng như: Chỗ học lý thuyết diễn ra ở đâu? Bên sử dụng lao động nào sẽ đào tạo các kỹ năng thực hành?
– Chấp thuận của Cơ quan Lao động CHLB Đức (giấy phép lao động)
– Chứng minh đủ khả năng tiếng Đức: tối thiểu trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu
– Chứng minh có đủ bảo hiểm y tế
– Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà
– Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính
(Lưu ý: Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự)
5. Chuẩn bị phỏng vấn với Đại Sứ Quán thật tốt:
Thực sự chẳng dễ dàng gì khi phải tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp với Đại Sứ Quán, chỉ cần trả lời sai một chút thôi là bạn có thể phải từ bỏ giấc mơ đến nước Đức. Vì vậy, bạn cần phải tạo cho cuộc phỏng vấn một không khí chuyện trò thoái mái và luyện tập nhuần nhuyễn bằng cách tự đặt ra những câu hỏi mà Đại Sứ Quán có thể hỏi bạn. Trong buổi phỏng vấn bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt, tuy nhiên, sẽ thực sự thuyết phục hơn, đáng tin hơn khi bạn có thể trả lời vanh vách tất cả câu hỏi của Đại Sứ Quán bằng tiếng Đức. Điều đó không chỉ gây ấn tượng cực tốt mà còn khẳng định được trình độ tiếng Đức của bạn đã thực sự “chín” và sẵn sàng để hòa nhập vào châu Âu.
Intermedia Education Vietnam
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000