Đức là một trong những quốc gia có nền giáo duc lâu đời và tiên tiến trên thế giới, hệ thống trường lớp được xây dựng đồng bộ, đặc biệt từ năm 1717, giáo dục được coi là chính sách cưỡng bách của nhà nước, mọi người đều phải đến trường, đều phải đi học.
Kể từ đó quá trình cải cách và đổi mới giáo dục diễn ra liên tục, mô hình các trường học của Đức hiện tại là kết quả của những cải cách từ những năm 60-70 và những đổi mới gần đây.
Sớm nhận thức được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước không thật sự dồi dào và nguồn tài này, cũng như vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo trông sự nghiệp phát triển đất nước, Đức đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục để tạo ra nguồn tài nguyên lao động tay nghề cao.
Giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lỶ thuyết và thực hành luôn được xem quan trọng như nhau. Tại Đức, nghành giáo dục không mang tính cách tập trung, tức mỗi tiểu bang có quyền quyết định về mô hình hệ thống giáo dục. Các bộ văn hoá của 16 tiểu bang có thống nhất về hệ thống giáo dục cơ bản, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các trường và sự đào tạo tại những tiểu bang khác nhau, do quyền hành chính tự lập và truyền thống văn hoá của từng vùng.
Nói về nền giáo dục ở Đức, chúng ta phải bắt đầu ngay từ thuở còn bé cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tất cả các giai đoạn liên quan với nhau một cách chặt chẽ.
Trẻ em 3 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo. Tại đây dường như chưa có sự khác biệt so với các trường mẫu giáo ở các nước trên thế giới. Vì vậy, chúng ta không cần đi sâu tìm hiểu hệ thống mẫu giáo, mà bước qua giai đoạn tiểu học.
Trẻ em bắt đầu đi học tiểu học (Grundschule - primary school) vào lúc 6 tuổi. Chương trình học kéo dài khoảng 4 năm. Tại một số bang như Berlin và Brandenburg, chương trình tiểu học kéo dài 6 năm. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là qui định cứng nhắc, mà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của học sinh.
Tại tiểu học, tất cả trẻ em còn học chung nhau một trình độ, một cách giảng dạy, chưa phân biệt giỏi hay không giỏi. Tất cả học sinh cùng học chung một lớp, nhưng tùy năng khả năng nhận thức của từng học sinh mà giáo viên sẽ giao bài theo cấp độ khác nhau. Vì thế, nhiều học sinh có thể đã học hết chương trình lớp 1 và chuyển sang lớp 2, trong khi nhiều học sinh khác có khi vẫn đang ở giai đoạn giữa chừng lớp 1. Trên cơ sở kết quả học tập của từng học sinh, giáo viên sẽ gợi Ỷ với gia đình để đứa trẻ thông minh có thể học vượt lớp. Mặc dù không có sự phân biệt ở đầu vào, nhưng giai đoạn tiểu học lại là giai đoạn quan trọng nhất, vì sau tiểu học các học sinh được phân loại và chuyển cấp sang các trường với các trình độ giảng dạy khác nhau, tương xứng với trình độ của từng học sinh.
Sau cấp tiểu học, học sinh có 3 hướng đi:
1. Trường Hauptschule: cho những học sinh yếu, có sự tiếp thu chậm và thích đi chuyên vào các nghành nghề (apprenticeship). Tại đây học sinh học đến lớp 9 là có thể ra học nghề theo mình thích. Chương trình Hauptschule kéo dài 6 năm. Học sinh tốt nghiệp sẽ nhận chứng trỉ tốt nghiệp. Nếu sau khi tốt nghiệp, trình độ học sinh có khả năng tiếp thu tốt hơn thì học sinh đó được nhà trường đề nghị chuyển tiếp lên Realschule.
2. Trường Realschule: dành cho các học sinh có trình độ khá hơn học sinh ở trường Hauptschule. Tại đây, học sinh có thể học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Các môn học khác cũng có chất lượng cao và phong phú hơn so với chương trình học tại trường Hauptschule. Học sinh tại trường Realschule sẽ tốt nghiệp sau khi học xong lớp 10. Tương tự như ở trường Hauptschule, học sinh khá cũng sẽ được nhà trường tự động chuyển tiếp lên bậc cao hơn, đó là trường Gymnasium. Học sinh Realschule muốn vào đại học thì có thể qua đường Gymnasium. Nếu không, sau lớp 10, học sinh ở Realschule có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, học sinh tại đây chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni) được. Muốn vào đại học, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.
3. Trường Gymnasium (grammar school): dành cho những học sinh giỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và học tập tốt. Tại đây, học sinh được đào tạo với kiến thức chất lượng, trình độ khá cao hơn so với hai trường nói trên. Gymnasium thường bắt đầu từ lớp 5 và sau 13 năm mới tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp PTTH (Abitur). Có những tiểu bang đang có chương trình thực nghiệm rút ngắn thành 12 năm. Học sinh Gymnasium thì có thể vào thẳng các trường đại học nào mà họ thích, nếu số học sinh ghi danh không quá cao. Nếu số lượng ghi danh quá nhiều so với số ghế đại học, học sinh được tuyển chọn theo số điểm tốt nghiệp phổ thông, từ cao nhất trở xuống.
Hệ đại học: Universitaet (Uni, TU, TH) (Fachhoschchule)
Tại đại học thì sinh viên cần ít nhất 5 năm để tốt nghiệp. Đại đa số sinh viên Đức ra trường trể hơn từ 2 năm trở lên, tức cần khoảng 7 năm mới tốt nghiệp được đại học. Và với văn bằng đại học thì sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục xin làm luận án tiến sĩ. Ngược lại, với văn bằng cao đẳng thì trước tiên sinh viên phải học thêm để có được văn bằng đại học. Thông thường từ cao đẳng qua đại học thì sinh viên chỉ được công nhận bằng đại học đại cương (Vordiplom).
Nhìn chung, ở mỗi một giai đoạn, học sinh luôn có thể lựa chọn một con đường hướng nghiệp cao hơn phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Tuy nhiên, để rút ngắn được thời gian, đoạn đường Gymnasium là đoạn đường ngắn nhất và có nhiều hướng phát huy khả năng cá nhân nhất. Ở các loại hình giáo dục khác, tuy hướng phát triển không hạn chế, nhưng đòi hỏi ở người học sinh tính kiên nhẫn vì thời gian sẽ kéo dài hơn. Thí dụ từ Hauptschule lên Realschule học sinh phải học lại năm lớp 9 để có thể tốt nghiệp được bằng tốt nghiệp lớp 10. Để có thể làm luận án tiến sĩ, sinh viên cao đẳng phải đi qua con đường đại học và chỉ được công nhận đại học đại cương (Vordiplom).
Để so sánh hệ thống giáo dục châu Âu, bạn có thể tìm hiểu thêm trên trang web: http://aaonline.dkf.de/europa_kommt/
Gesamtschule (comprehensive school)
Từ năm 1969, một hệ thống trường học mới ra đời với tên gọi là Gesamtschule (comprehensive school). Hệ thống này tương tự như hệ thống trường học tại Ireland, nhưng chúng không được phổ cập lắm. Nguyên nhân cơ bản là các tiểu bang khác nhau có quyền quyết định hình thức trường học và hệ thống giáo dục tiểu bang của mình. Tất cả 16 tiểu bang có riêng b văn hoá và có quyền quyết định hệ thống giáo dục của từng tiểu bang. Các chính quyền từng tiểu bang bảo thủ trong việc hệ thống Gesamtschule. Ví dụ tại Bayern và Baden-Württemberg chỉ có 3 trưòng Gesamtschulen; trong khi đó tại Nordrhein-Westfalen có tới 203 trưòng.
Như đã đề cập, b văn hóa thống nhất là về hệ thống giáo dục cơ bản, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các trưòng và đào tạo tại những tiểu bang khác nhau. Tại Bayern, tốt nghiệp PTTH có thể so sánh với Higher Leaving Certificate. Cả hai kỳ thi sẽ do b quyết định và các thí sinh sẽ thi vào cùng mt ngày. Trong khi tại Nordrhein-Westfalen, bài thi do giáo viên biên soạn. Trong cùng mt môn, có thể nhiều kỳ thi khác nhau.
Đó chỉ là mt số những khác nhau trong nhà trường của từng tiểu bang. Ngoài ra còn là do sự khác nhau về truyền thống từng vùng. Qua đó giữ được những truyền thống đa dạng của từng vùng.
Từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều hình thức trưòng học khác, nổi tiếng là trường Waldorf và Montessori. Đây là những trường tư thục, tức cha mẹ phải trả tiền học cho con cái. Khác với nhiều nước khác, trường tư thục tại Đức không phải là những trường ưu tú (Eliteschulen).
Hiện nay có khoảng 1 triệu học sinh người nưóc ngoài theo học tại các trường Đức. Vì số lượng ngày càng gia tăng, nên tại các trường còn có các lớp tiếng Đức. Học sinh người nưóc ngoài không sanh trưởng ở Đức hay tại quê hương không biết tiếng Đức, thường gặp khó khăn với tiếng Đức. Để biết tốt hơn tiếng Đức, các em có thể đi học các lớp phụ đạo.
Người nước ngoài có con sanh trưởng và lớn lên ở Đức lo ngại rằng con cái của học sẽ đánh mất những ci nguồn văn hoá dân tc. Vì vậy, nhà trường Đức cũng mở các lớp tiếng Thổ, tiếng Ba Lan.
Trẻ em tàn tật tại Đức đi học tại các ’truờng đặc biệt’ (Sonderschule- special school). Có rất nhiều trường này tùy vào mức đ tàn tật (trường mù, trường câm điếc ...). Từ những năm 70, người ta đã cố gắng dạy các học sinh tàn tật và không tàn tật trong cùng một lớp.
Những thông tin khác về hệ thống trường học của Đức, bạn có thể tham khảo thêm trên các trang web sau:
Tatsachen über Deutschland
http://www.bundesregierung.de
http://www.bundesregierung.de/tatsachen_ueber_deutschland/deutsch/buch/10/
Das Land Thüringen informiert
http://www.thueringen.de/tkm/hauptseiten/schul.htm
Das Land Niedersachsen informiert
http://www.niedersachsen.de/MK1.htm
Das Land Hessen informiert
http://www.bildung.hessen.de/sform/primar/index.htm
Das deutsche Schulweb
http://www.schulweb.de
- Hồ Thành Công -
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000