Hệ thống giáo dục và dạy nghề ở Đức: Mô hình đào tạo kép

Hệ thống giáo dục và dạy nghề ở Đức: Mô hình đào tạo kép

Hệ thống giáo dục và đào tạo – dạy nghề ở Đức, còn gọi là hệ thống đào tạo kép, được công nhận trên toàn thế giới, dựa trên mô hình kết hợp giữa giáo dục lý thuyết gắn với môi trường làm việc thực tế.

1 1 He Thong Giao Duc Va Day Nghe O Duc Mo Hinh Dao Tao Kep

Hệ thống được củng cố

Năm 2005, bộ luật về giáo dục và đào tạo – dạy nghề tại Đức đã được sửa đổi. Điều này tạo sự liên minh chặt chẽ giữa chính phủ và các công ty nhằm đào tạo nghề cho những người trẻ.

Chứng chỉ nghề được công nhận trên toàn quốc bởi một cơ quan có thẩm quyền như phòng công nghiệp và thương mại, hoặc phòng dạy nghề và thương mại.

Đặc điểm chính của đào tạo kép là sự hợp tác giữa các công ty vừa và nhỏ, các trường dạy nghề được tài trợ một cách công khai. Sự hợp tác này được quy định theo luật pháp.

Thông thường, mỗi tuần các học viên phải dành một phần thời gian để học tại một trường dạy nghề, thời gian còn lại làm việc ở công ty. Hoặc có thể dành nhiều thời gian hơn cho mỗi nơi, trước khi xen kẽ giữa học và làm việc. Hệ thống đào tạo kép thường kéo dài từ 2 – 2,5 năm.

Cập nhật các quy định

Hiện tại, có khoảng 300 ngành nghề được đào tạo chính thức ở Đức. Các tổ chức sử dụng lao động và nghiệp đoàn có nhiệm vụ cập nhật, tạo ra các quy định mới về đào tạo và hồ sơ tuyển dụng, hoặc hiện đại hóa các quy định đào tạo tiếp theo.

Do vậy, việc đào tạo, kiểm tra và các chứng chỉ của học viên được tiêu chuẩn hóa cho các ngành công nghiệp của cả nước. Điều này nhằm bảo đảm, tất cả các học viên đều được đào tạo như nhau, cho dù là khu vực hoặc công ty nào.

Hơn nữa, các nhà tuyển dụng luôn tin tưởng vào chứng chỉ của học viên, để có thể hiểu rõ hơn về năng lực của mỗi học viên.

Sức hấp dẫn

1 2 He Thong Giao Duc Va Day Nghe O Duc Mo Hinh Dao Tao Kep

Ngày nay, trên khắp châu Âu và toàn thế giới, mô hình giáo dục và đào tạo – dạy nghề bằng cách vừa học vừa làm, được xem là có khả năng cạnh tranh cao trong môi trường làm việc ngày càng năng động. Nhu cầu từ các quốc gia khác trong việc hợp tác với nước Đức đối với lĩnh vực đào tạo – dạy nghề chất lượng cao này là rất lớn.

Vì thế, Bộ Giáo dục Liên bang Đức đã đưa ra các hỗ trợ và hợp tác, trong đó có Liên minh Học nghề châu Âu của Ủy ban châu Âu. Các nhà giáo dục tại Đức đã cho ra mắt một hộp dụng cụ học nghề trực tuyến, để cung cấp, hỗ trợ cho những quốc gia châu Âu nào có ý định thực hiện mô hình đào tạo kép trong giáo dục đào tạo – dạy nghề.

Sự phát triển của giáo dục đào tạo – dạy nghề chất lượng cao tại Đức cũng dựa theo các hướng dẫn về hợp tác song phương với các nước như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ý, Latvia và Slovakia, vào tháng 12/2013.

Tại Đức, hệ thống đào tạo kép là một trong những cách tiếp cận tuyệt vời để giúp học viên có điều kiện phát triển các kỹ năng nghề nâng cao. Nhờ đào tạo kép mà các trường dạy nghề tại Đức đã quy tụ nhiều học viên có trình độ tay nghề cao.

Nguồn: giaoducthoidai.vn


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000