Sống trên nước Đức, có những trải nghiệm quý báu mà chỉ khi, bạn phải trực tiếp trải qua, mới thấy chúng giá trị biết nhường nào.
1. Ở cơ quan, mỗi lần đến giờ Deadline (Giờ nộp báo cáo hay nộp đề án), cả phòng ai cũng nhộn nhạo.
Có những to tiếng và than phiền, có cả những cáu gắt và bực bội, vì trăm ngàn lí do khác nhau.
Nhưng sau đấy, khi xong công việc, mọi người lại có thể vui vẻ, nói chuyện, như chưa từng có bất đồng.
Việc nào ra việc đấy. Những gì thuộc về công việc chỉ nên gói gọn trong đúng hai từ "Công việc" mà thôi.
2. Cuối mỗi năm, khi Giáng sinh đến, cơ quan tổ chức ăn liên hoan.
Cả công ty, ai cũng được mời và được quà, kể cả những cô lao công chẳng bao giờ thấy mặt vì chỉ dọn dẹp, lau chùi vào buổi tối, kể cả những em sinh viên tuần chỉ đến có 1 buổi hay những bạn học nghề gặp vài lần trong tuần.
Mọi người ai cũng bình đẳng. Vị trí công việc không thể quyết định thái độ đối xử giữa những con người văn minh.
3. Hồi xưa, tính mình rất ngại từ chối. Đồng nghiệp nhờ làm thay, hầu như chả bao giờ mình nói KHÔNG cả.
Nhưng dần dà, mình nhận thấy, sau những cái gật đầu chóng vánh ấy là những kế hoạch riêng bị thay đổi, những dự định cá nhân bị trì hoãn.
Và mình đã thay đổi.
Trước khi nhận lời hay đồng ý với đồng nghiệp, và xa hơn nữa là bất cứ ai, mình sẽ không trả lời ngay, trong hầu hết mọi việc. Sau khi xem xét, mình sẽ gật đầu nếu công việc riêng không bị ảnh hưởng.
Suy nghĩ trước khi nhận lời. Không phải suy nghĩ hơn-thiệt về giá trị vật chất, mà điều nên suy nghĩ ở đây, là, việc đồng ý với ai có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình mình hay không?
4. Hồi trước, mỗi lần đi làm có gì "ấm ức", mình đều không nói ra, chỉ hay giữ trong lòng.
Rồi về nhà lại mất nhiều thời gian cho những suy nghĩ và day dứt: Tại sao?, Giá mà..., Đáng nhẽ ra...
Mình đã nghĩ khác và làm khác.
Bởi mình không muốn chuyện công việc ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống riêng của mình. Mình không muốn, vì những chuyện không hay ở ngoài mà làm "rối ren" bên trong.
Từ đó về sau, mỗi khi thấy chuyện gì không vui, chuyện làm mình bức xúc, mình luôn gọi đồng nghiệp ra phòng riêng nói và nói thẳng hết.
Sau khi "giải toả", mối quan hệ với đồng nghiệp không bị sứt mẻ gì mà tâm trạng vui vẻ cũng chẳng bi ảnh hưởng bởi những chuyện không đâu.
Nói thẳng ngay những gì không thấy đúng hay oan ức. Bất cứ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng sẽ không thể bền vững, khi những "rạn vỡ" chưa hoặc không được giải quyết.
Mỗi câu chuyện, mỗi tình huống, tưởng như rất đỗi bình thường, cũng có thể đem đến cho bạn những bài học trân quý.
Những trải nghiệm ấy không có trong sách vở, những kinh nghiệm ấy không có trường lớp nào dạy, mà chính CUỘC SỐNG là những người thầy, luôn cho chúng ta bao bài học....mỗi ngày và suốt đời.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền - trang VIANMEDIA.COM
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...