Đi làm thêm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều du học sinh. Làm chui dễ kiếm việc, chịu khó “cày” sẽ kiếm được nhiều tiền, nhưng bất hợp pháp.
Làm thêm trong trường vừa hợp pháp, vừa phù hợp nhưng việc ít người đông.
Trong lớp tôi học ở Houston, tiểu bang Texas, Mỹ có ba SV Việt Nam. Huy là đứa tôi ấn tượng nhất vì là "chuyên gia ngủ gật".
Vào lớp, Huy ngồi sau lưng mấy bạn Mỹ to kềnh càng và ngủ say sưa. Vậy mà vừa hết tiết học, Huy lại là đứa "biến" sớm nhất.
Huy phân trần: "Đuối quá! Học xong là 11h chạy qua tiệm phở làm, về đến nhà gần 11h khuya còn phải làm bài. 6h sáng dậy đón xe buýt đi học. Mỗi ngày ngủ chưa đến năm tiếng nên tranh thủ chợp mắt một tí trong lớp".
Đi làm thêm là chuyện bình thường của du học sinh tại Mỹ. Nhưng kiềm chế mình như thế nào trước mãnh lực của đồng đôla để đảm bảo mục tiêu chính là học, đó không phải là chuyện dễ với nhiều du học sinh.
Vân (Portland, tiểu bang Washington) luôn tận dụng tất cả ngày nghỉ cho phép và luôn có lý do "chính đáng": khi thì bà mất, khi thì xe hư... (nếu học chung vài khóa mới thấy bà của cô "chết đi sống lại" đến mấy lần do cô cứ lấy bà ra làm lý do xin nghỉ).
Cô thầy không biết nhưng bạn bè thì quá rõ Vân phải "đi cày" kiếm tiền.
Vân than thở: "Tiền học mỗi quarter (hai tháng rưỡi) gần 3.000 USD, tiền nhà, ăn uống cũng 600 USD một tháng. Nhà em đang kẹt nên em phải tự bơi.
Mỗi tháng phải kiếm cho được 1.600 USD mới đủ (tức là phải làm ít nhất 10 tiếng một ngày và sáu ngày một tuần)". Để đối phó với bài vở trên lớp, Vân làm quen với những người học cùng thầy nhưng khác lớp rồi mượn tập, hỏi đề kiểm tra rồi học thuộc.
Vân thi đã bị rớt hai lần, phải đóng tiền học lại. Còn những môn khác lại thấp lè tè ở mức điểm C. Và cứ thế, Vân rơi vào cái vòng luẩn quẩn ra sức "đi cày" để lấy tiền học, thi không được nên cô lại phải tiếp tục "cày" để đóng tiền học lại...
Qua Mỹ học gần bốn năm mà Vân vẫn chưa hoàn tất chương trình hai năm đại cương ở đại học cộng đồng.
Điều du học sinh sợ nhất là bị bắt vì đi làm chui. Mỗi khi thấy có người mặc đồng phục công sở vào, nói chuyện lâu lâu với chủ quán một chút là tim của dân làm chui đập loạn nhịp. Năm 2006, du học sinh tại Seattle nhốn nháo nghỉ làm thêm hàng loạt vì nghe tin một số tiệm phở bị kiểm tra, một số du học sinh làm chui bị bắt quả tang đã bị trục xuất về nước.
Muốn xin được việc trong trường thì phải biết lì. Thời gian đầu, theo lời khuyên của "dân" đi trước, tôi lên phòng việc làm (career center) của trường để được định hướng, tư vấn việc làm phù hợp: làm ở phòng lab (nếu bạn có khả năng về máy tính), làm tutor (dạy kèm), phụ việc thư viện, làm vườn...
Tùy công việc, tùy trường mà mức lương 7-11 USD một giờ. Tôi nộp đơn liền nhưng đợi mòn mỏi mà không thấy hồi âm.
Sốt ruột, tôi lên hỏi người phụ trách việc làm thì ông ta nói chưa nhận được đơn. Gửi cái đơn mới, ổng lại biểu chờ, khi nào có sẽ gọi.
Đang cần việc nên ngày nào tôi cũng ghé hỏi khi nào có việc. Khi tôi được nhận việc, ông ấy mới nói: "Tôi nhận rất nhiều đơn xin việc, vì thế tôi chỉ mướn những người kiên trì, thật sự cần nó”.
Ở Mỹ, thời gian học tại trường không nhiều nhưng đòi hỏi cao việc tự học (trung bình một giờ ở trường cần hai giờ tự học). Vì thế để đảm bảo thời gian học tập, luật Mỹ quy định du học sinh chỉ được phép làm thêm trong trường không quá 20 giờ/tuần. Muốn làm việc toàn thời gian ở ngoài, bạn có thể xin giấy phép nhưng tối đa chỉ 12 tháng, và phải làm những công việc liên quan đến ngành học của mình.
Sĩ Kiệt, sinh viên ĐH cộng đồng Houston, học ngành đồ họa, thiết kế kiến trúc. Có kiến thức, chuyên môn khá vững do đã tốt nghiệp đại học kiến trúc ở Việt Nam, Kiệt nhanh chóng được nhận vào làm việc tại một công ty vẽ kết cấu thép ở Houston với mức lương khá hấp dẫn ngay cả đối với người Mỹ: 50.000 USD một năm.
Thu Linh
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...