- DUHOCDUC.DE giới thiệu cùng các Bạn thông tin về điều kiện đi du học tại Cộng hòa Liên bang Đức như sau.
- 1 Tôi muốn du học Đức, tôi phải bắt đầu trước bao lâu?
- Nếu có ý định du học tại Đức thì bạn nên bắt đầu chuẩn bị hành trang cho mình một năm trước đó, bởi tổ chức hành chính tại Đức rất chặt chẽ và đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định để hoàn tất mọi thủ tục.
- 2 Có những loại hình đào tạo nào ở Đức?
- Có 2 loại hình đào tạo khác nhau được xây dựng ở Đức:
+ Các trường Đại học Tổng Hợp viết là Universität hoàn toàn tương đương với tên gọi là Hochschulen. - Nguyên tắc duy nhất đối với loại trường này là "Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy" luôn luôn phải được tuân thủ và được định hướng theo nghiên cứu. Từ trước tới nay các loại trường đại học này vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành giáo dục Đức
+ Các trường Đại học khoa học ứng dụng(FH), chương trình đào tạo được định hướng theo thực tiễn, trau dồi kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các trường này ngày càng trở nên hấp dẫn và thu hút đông đảo mọi người. - Do chương trình đào tạo được sắp xếp tổ chức tốt nên thời gian học tập được rút ngắn lại, song khả năng ngành nghề cũng ít hơn.
- 3 Chi phí ăn ở một tháng hết khoảng bao nhiêu?
- Chính phủ Đức hoàn toàn tài trợ cho hệ thống giáo dục đại học cho nên sinh viên chỉ phải lo chi phí sinh hoạt và ăn ở. Ước tính bạn sẽ cần khoảng 600 Euro/tháng cho các khoản: thuê nhà, ăn uống, đi lại, sách vở, bảo hiểm y tế...
- 4 Có thể du học Đức nếu tốt nghiệp Cao đẳng tại VN?
- Đức vẫn chưa công nhận bậc học cao đẳng của Việt Nam. Do đó, tốt nghiệp Cao đẳng tại VN không thể du học tại Đức.
- 5 Học ĐH năm thứ mấy ở VN rồi mới có thể sang học thẳng ĐH bên Đưc?
- Hoc hết 3 học kỳ tại một trường ĐH được công nhận ở VN, bạn có thể theo học luôn vào ĐH ở bên Đức.
Chỉ mới học 1 hoặc 2 Học kỳ thì phải học 1 năm dự bị Đại Học - 6 Thủ tục xin cấp thi thưc để Du Học Đức thế nào?
- Đơn xin cấp thị thực (3 bản; mẫu đơn được phát miễn phí tại Đại sứ quán), được khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
- 4 ảnh mới chụp nền trắng (Ghi họ tên và ngày tháng năm sinh vào mặt sau của ảnh)
- Hộ chiếu Việt Nam hợp lệ có chữ ký của người mang hộ chiếu
- Bảng tóm tắt quá trình học tập công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Cần ghi rõ cả thời gian sinh viên không đi học và cũng không đi làm.
-Giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 7.020,- Euro. Tài khoản này phải là tài khoản giới hạn (Sperrkonto) để mỗi tháng chỉ được rút tối đa 585,- Euro.
-Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học với chứng nhận điểm thi tốt nghiệp
-Giấy báo trúng tuyển vào một trường đại học được công nhận tại Việt Nam
-Giấy chứng nhận đã học xong 3 học kỳ ở VN (nếu muốn vào học luôn ĐH bên Đức) hoặc Giấy chứng nhận đã học xong 1,2 học kỳ ở VN (nếu muốn vào học Dự bị ĐH bên Đức)
-Giấy báo nhập học có điều kiện thông báo về việc được nhận vào học ngành đã đăng ký tại một trường đại học Đức.
-Giấy chứng nhận trình độ tiếng Đức
Tùy theo từng trường hợp sẽ phải nộp chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức bổ sung (3 tháng) trước khi vào học khóa dự bị đại học hoặc học luôn ĐHkèm theo chứng nhận đã trả tiền học phí cho khóa học tiếng này. - 7 Du học sinh tại Đức có được phép đi làm thêm ?
- Việc lao động và kiếm việc làm của Sinh Viên tại Công Hoà Liên Bang Đức đưọc pháp luật Đức quy định rõ ràng như sau:
1. Đối với Sinh viên Đại học:
Theo Luật Lao động và Luật Ngoại kiều Đức hiện hành, Sinh viên Việt Nam muốn lao động hay làm thêm kiếm tiền phải được Sở Lao động địa phương cho phép và Sở Ngoại kiều đồng ý. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) đó phải được cấp trước khi bắt đầu lao động.
Ngoại lệ:
-Nếu đã là Sinh viên chính thức tại một Trường Đại học tại Đức (ordentlicher Student, eingeschriebener Student), thì được miễn Giấy phép Lao động khi làm việc phụ trong 90 ngày hay 180 "nửa ngày" trong năm ("nửa ngày" được định nghĩa tối đa 4 tiếng đồng hồ một ngày). Không phân biệt ngày thường, ngày lễ, nghỉ hè v. v. Nhưng nếu làm việc hơn 20 tiếng một tuần, thì tuần đó được tính là 7 ngày làm việc.
-Nếu làm việc trong Đại học thì thời gian đó không được tính vào khoản 90 ngày/180 nửa ngày nhưng phải được Sở Lao động và Sở Ngoại kiều địa phương đồng ý.
-Thực tập: Nếu kỳ Thực tập được quy định trong chương trình học thì không cần Giấy phép Lao động và khoản 90 ngày/180 nửa ngày không bị ảnh hưởng, kể cả khi Thực tập sinh được trả lương. Nếu kỳ Thực tập không được quy định trong chương trình học thì hoặc cần Giấy phép Lao động hoặc thời gian đó được tính vào khoản 90 ngày/180 nửa ngày.
2. Đối với Sinh viên Dự bị Đại học:
Sinh viên theo học Dự bị Đại học (Studienkolleg) chỉ được phép lao động trong kỳ nghỉ hè và kỳ nghỉ đông và cần có Giấy phép Lao động của Sở Lao động địa phương và sự đồng ý của Sở Ngoại kiều.
3. Đối với Sinh viên học Khóa tiếng Đức:
Sinh viên theo học Khóa tiếng Đức không được được phép lao động.
4. Mức lương:
Đức là một trong những ít nước phát triển không có mức lương tối thiểu, nên Sinh viên làm thêm có thể sẽ nhận các khoản tiền rất khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ và trình độ yêu cầu của công việc mà tiền công cho một giờ có thể dao động từ 4 EUR đến 20 EUR và hơn. - 8 Muốn vào học Dự Bị ĐH có phải thi không? Nếu có, thi những môn gì?
- Để được nhận vào lớp dự bị đại học tại một trường nào đó, các ứng viên đại học phải trải qua một kỳ Kiểm tra nhập học (Aufnahmetest)
Ở tất cả các trường dự bị đại học, đây là kỳ kiểm tra tiếng Đức để đảm bảo chắc chắn rằng bạn có thể theo học các tiết học bằng tiếng Đức tại trường.
Một vài trường còn có kiểm tra toán và lý, nhưng tựu trung vẫn là kiểm tra từ vựng tiếng Đức và kiến thức căn bản trong các ngành chuyên môn này.
Các bài kiểm tra mẫu bạn có thể nhận được từ các trường dự bị đại học mà bạn đăng ký. - 9 Được phép thi kiểm định tốt nghiệp dự bị ĐH mấy lần?
- Kỳ thi kiểm định chỉ được thi lại một lần, và sớm nhất là nửa năm kể từ lần đầu tại cùng một trường đại học..
- 10 Fachhochschule có phải là Trường Cao Đẳng? Thời gian đào tạo?
- Fachhochschule (FH) là hệ Đại Học ứng dụng của riêng nước Đức từ 1970, được dịch là "Đại học Khoa học Ứng dụng Tên tiếng Anh: Univerity of Applied Sciences.
Hình thức đào tạo thực tế hơn, nhanh hơn. Các nghành Kỹ thuật dễ có cơ hội xin việc hơn.
Trường Đại học Khoa Học Ứng Dụng lại ưu tiên cho Đào tạo, Nghiên cứu Ứng dụng và Tư vấn chủ yếu các Ngành Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Quản trị, Xã hội, Tạo mẫu.
Thời gian đào tạo: 4 năm. - 11 Bằng cấp sau khi học FH là bằng gi?
- Bằng cấp của các trường Đại Học Khoa học Ứng dụng là : Diplom (FH), Bachelor, Master.
- 12 Địa chỉ của các tổ chức phát học bổng Đức?
- 1.Alexander von Humbold-Stiftung : http://www.avh.de/
2.InWEnt : http://www.inwent.org/
3.Deutscher Famulantenaustausch DFA (German Exchange Office for medical Clerkship) giúp cho Sinh viên Ngành Y thực tập tại Đức. http://www.dfa-germany.de/ http://www.ifmsa.org/
4.Friedrich-Ebert-Stiftung : http://www.fes.de/ http://www.fes-vietnam.org/
5.Hanns-Seidel-Stiftung : http://www.hanns-seidel-stiftung.de/
6.Konrad-Adenauer-Stiftung e. V. (KAS) : http://www.kas.de/
7.World University Service (WUS) : http://www.wusgermany.de/
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000