Bên cạnh đó còn có nhiều yêu cầu phụ khác, như:
- Đối với các sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, cần trải qua bài phỏng vấn APS tại Đại sứ quán Đức, kết quả từ khá giỏi trở lên là một lợi thế
- Điểm tốt nghiệp Đại học cần đạt loại khá, giỏi trở lên:
- Theo thang 10: từ 8.0 trở lên
- Theo thang 4: từ 3.0 trở lên
- Ngành học đại học tại Việt Nam phải phù hợp tương ứng với ngành dự định học cao học tại Đức
- Hình thức tốt nghiệp đại học: Chính quy (chương trình 4 năm với tổng số tín chỉ từ 140 trở lên)
- Tùy từng ngành học có thể có yêu cầu về kinh nghiệm thực tế, thực tập
- Các chứng chỉ khác ví dụ như GMAT, SAT, v.v...
- Đặc biệt: Về các chứng chỉ ngoại ngữ:
- Chương trình học bằng tiếng Anh: Ielts 6.5 trở lên
- Chương trình học bằng tiếng Đức: trình bộ B1 trở lên, trình độ cao hơn sẽ có lợi thế hơn
Lưu ý:
Nếu lựa chọn chương trình học bằng tiếng Đức, sau khi đạt đến trình độ B1 (hoặc cao hơn) tại Việt Nam, sinh viên cần tiếp tục học tiếng tại Đức để thi lấy chứng chỉ DSH (Deutsches Sprachdiplom für den Hochschulzugang), hoặc chứng chỉ TestDaf (Deutsch als Fremdsprache), khi đó mới đủ điều kiện theo học cao học tại Đức.
Do các điều kiện phụ luôn thay đổi theo từng Khóa học Cao học và cả theo từng năm học, nên không thể nói trước được các yêu cầu cụ thể như thế nào đối với một Khóa học nên điều này cần phải tham khảo cho từng Khóa học.
Thỏa mãn yêu cầu được học Cao học không đồng nghĩa với việc đương nhiên được nhập học ngay lập tức vào năm đầu tiên của Khóa học Cao học:
Có thể Học viên cần phải làm những bài kiểm tra bổ sung, cần học bổ sung kiến thức còn khuyết hay các hình thức khác.
Nguồn: DAAD
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000