Học Tiếng Đức bắt đầu từ đâu

Học Tiếng Đức bắt đầu từ đâu

Người Đức khi dậy ta học ngôn ngữ của họ đa số họ dạy rất chi tiết, vốn đó cũng là bản tính của người đức. Nhưng một ngôn ngữ nào đó có rất nhiều chi tiết phải nhớ nên hay xảy ra loạn từ ngữ.

Học mà không biết mình học mục đích nào sử dụng trong tình huống nào.

Đa số không biết những thuật ngữ về văn phạm nên đến một chừng mực nào đó dễ lộn. Thêm nữa do tính tỉ mỉ của họ nên đôi khi họ phân biệt rất chi tiết.Học tiếng Đức hay là học chia loại?

Câu trong tiếng Đức được chia làm 12 loại khác nhau với tên gọi rất trìu tượng khó nhớ. Trong khi vị trí của câu phụ so với chính chỉ có 3 khả đăng: trước ,sau ,giữa.Nên chỉ nhớ 3 vị trí cơ bản đó là được sau này có vốn về tiếng Đức tốt hơn ta có thể đi sâu vào. Nếu Được bắt đầu học tiếng Đức thì nên theo trình tự sau:

1. Phát âm và đọc

Đây là đặc điểm dễ học tiếng Đức cho người việt nam. Vì chúng ta là dân tọc ở châu á sử dụng bộ chữ la tinh, nên có thể đọc tiếng Đức dễ dàng.

Dĩ nhiên là có sự khác biệt giữ hai ngôn ngữ về ngữ âm nhưng nhìn chung thì tương đối giống nhau.Ngay từ đầu chúng ta phải tập phát âm liền vì như thế mỗi khi nhìn thấy tiếng một từ bằng tiếng đức mới dù chưa hiểu nhưng ta vẫn có thể nắm được 20% từ đó. sau khi có điều kiện ta có thể tra cứu lại từ đó sẽ nhớ lâu hơn. Thêm nữa nếu có đọc tốt thì mới có thể nghe tốt được.

Đây là bước quan trọng quyết định thành hay bại trong khi học tiếng Đức của mình. Vì thế ngay từ ban đầu nên chú trọng đến nó.

1 1 Hoc Tieng Duc Bat Dau Tu Dau

2. Chia động từ

Khác với tiếng Việt tiếng đức phải chia mới có thể dùng được.Văn phạm và cấu trúc câu trong tiếng Đức hoàn toàn phụ thuộc vào động từ. Nếu ta khôngchia động từ thì sẽ không nói thành cây được. Mà không nói thành câu được thì dù có chăm chỉ đến đâu thì cũng khó có thể nhớ lâu được .

Đây cũng là ngưỡng cửa khó khăn cho người mới học Tiếng Đức, nhưng nó đều có quy tắc rõ ràng để học

3. Đặt câu đơn giản (einfache Sätze, Satzgrammatik)

Đầu tiên chỉ đặt câu đơn giản nhất thì hiện tại (Präsens) với 3 thành phần cơ bản: trong đó là chủ ngữ (Subjekt), vị ngữ (Prädikat) và 1 thành phần bổ sung vị ngữ (Objekt).Sau khi đặt câu hãy tập nói để tạo cảm giác khi chia động từ. nếu không nói ra được thành câu thì ta sẽ quyên ngay.

Chính vì vậy mà có những người rất chăm nhưng họ vẫn quên.

Chọn tài liệu học tiếng Đức bạn nên chú ý

4. Học thì trong tiếng Đức

Tiếng đức cũng như tất cả các thứ tiếng khác chỉ có 3 thì: Quá khứ,tương lại, hiện tại. Mỗi thì chia làm hai nên có tất cả 6 thì để nhớ. Nếu so sánh với thì của tiếng Anh thì tiếng đức dễ dàng hơn rất nhiều vì tiếng anh có đến 13 thì.Sau khi học thì xong thì nên áp dụng ngay trong những câu đơn giản để nói.

Như thế chúng ta có thể hình dung tương đối cụ thể sự biến hóa cũng như ý nghĩa của một câu nói trong tiếng Đức.

5. Động từ tiếng Đức

KHi đã có thể nói những câu đơn giản dễ dàng theo thì một cách chắc chắn thì dẽ học thêm 10 loại từ trong tiếng Đức. Nên nghiên cứu kĩ động từ trong tiếng Đức vì trong tiếng Đức động từ là chủ chốt của câu nói. vì thế bây giờ nên chú tâm vào học động từ vì học xong danh từ ta có thể hiểu và sử dụng những động từ những vẫn chưa chắc chắn chính xác câu nói. Và có thể sử dụng động từ thì phải luyện tập nhiều.

Bên cạnh đó động từ tiếng Đức rất đa dạng và đôi khi khó hiểu. Có những động từ không thể dich hết nghĩa một cách ngắn ngon mà phải trình bày dài.Động từ sau này đó chính là thước đo trình độ tiếng Đức

6. Học cấu trúc của câu phụ đơn giản (einfache Nebensätze)

Câu phụ phải luôn đi cùng với câu chính,khi đặt câu phụ thì trước phải đặt được câu chính. mà câu chính đơn giản đã học từ đầu.Tức là ta đã chuyển dần từ câu đơn giản sang câu phức tạp hơn .Hình thức đã là câu phức nhưng nội dung nên chọn càng ngắn ngọn đơn giản.

7. Học các loại từ còn lại và những thành phần câu (Wortarten, Satzergänzungen)

Đây chính là sự phấn đấu khi học tiếng Đức . Đầu tiên ta phải hiểu lý thuyết,sau đó sẽ tìm những bảng liệt kê để tìm cách nhớ lại.Nói về trí nhớ đôi khi do có quá nhiều thuật ngữ cần học, quá nhiều khái niệm khó hiểu,nên dù có cố đến đâu chúng ta khó có thể nhớ.

Nhưng sau một thời gian chuyển sang làm việc khác đến 1 lúc bạn có hứng thú xem lại thì thấy những cái mình đã học đó không còn phức tạp nữa hoàn toàn dễ dàng học.

 

Nguồn: HOCTIENGDUC


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000