Kinh nghiệm luyện nghe và nói tiếng Đức

Xin giới thiệu kinh nghiệm luyện nghe và nói tiếng Đức cho tốt của Anh Ngọc Vinh Nguyễn – cựu sinh viên TU Dresden.

Kinh nghiệm luyện nghe và nói tiếng Đức - 0Chào các bạn, do có một số bạn nhắn tin hỏi về kinh nghiệm để luyện nghe và nói tiếng Đức cho tốt nên trong chủ đề này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số nguồn để các bạn tự luyện nghe và nói.

Để có thể nói tốt trước tiên bạn phải luyện nghe thật tốt.

Rất tiếc là không phải tất cả các thầy cô giáo dạy các bạn ở Việt Nam đều có thể phát âm chuẩn.

Vì vậy cách tốt nhất để luyện nói là tìm những đoạn hội, độc thoại của người Đức để nghe và học thuộc lòng theo (như trẻ con vậy).

Một vài lời khuyên để các bạn luyện nghe và nói có hiệu quả cao:

1. Khi nghe các đoạn hội và độc thoại mình khuyến khích các bạn nhẩm đọc theo.

2. Sau đó chép lại text hoặc dùng text đã được cho sẵn để đọc lại từng câu sao cho nghe càng giống người Đức trong cái video hoặc audio đó nói thì càng tốt.

3. Bước tiếp theo là học thuộc lòng tùng đoạn hội thoại và tự độc thoại các đoạn hội thoại đó trước gương.

Độc thoại trước gương giúp bạn có cảm giác như đang nói chuyện với một người bạn và giúp bạn tạo tự tin khi sau này ra nói chuyện bằng tiếng Đức ở ngoài đời thực.

Ngoài ra các bạn cũng có thể tự quan sát khẩu hình miệng của mình trong lúc phát âm. Điều này rất quan trọng vì cách phát âm trong tiếng Đức và tiếng Việt rất khác nhau. Đặc biệt là khi phát âm tiếng Đức đòi hỏi bạn phải uốn lưỡi theo nhiều kiểu mà trong phát âm tiếng Việt không có.

4. Để nói được ngoại ngữ như người bản xứ, các bạn nên học theo phương pháp học thuộc lòng như tụi trẻ con.

Sau đó khi gặp một tình huống ở ngoài đời thật giống với những tính huống bạn đã từng được nghe và xem bằng tiếng Đức, thì các bạn liên tưởng ngay đến bài học đó và nhẩm lại những câu mà mình đã học được.

5. Điều quạn trọng nhất là các bạn không được sợ hay ngượng vì mình nói sai. Khi hoc ngoại ngữ nói sai là một điều hết sức bình thường. Thà nói sai còn hơn là cậy răng cũng không ra được một lời.

Nhưng khi nói xong 1 câu và các bạn tự nhận ra lỗi sai của mình thì các bạn nên sửa lại ngay câu nói đó hoặc dùng 1 câu có nghĩa tương tự để diễn đạt ý mình muốn nói. Trong tình trạng bí quá thì nên chuyển ngay chủ đề khác, không nên mất quá nhiều thời gian để cố diễn tả một điều gì đấy để đến khí bế tắc thì lại quên hết luôn các ý mình định nói tiếp theo.

6. Suy nghĩ thật nhanh nhưng nói thì chậm dãi rõ ràng. Điều này không chỉ tốt trong khi nói ngoại ngữ mà còn tốt ngay cả khi nói tiếng mẹ đẻ.

7. Một sai lầm thường gặp khi các bạn sử dụng ngoại ngữ để nói và viết là trước tiên các bạn tu duy theo tiếng mẹ đẻ, sau đó bạn lục tìm trong bộ nhớ của bạn những từ vựng mà bạn đã từng học thuộc rồi lắp ghép những từ tiếng Đức đã được Việt hóa đó lại với nhau để tạo ra một câu tiếng Đức dĩ nhiên cũng bị Việt hóa theo.

Khi những người Việt hoc tiếng Đức nghe các câu nói của bạn thi phần lớn họ sẽ hiểu được ý của bạn, vì về mặt tư duy ngôn ngữ thì là kiểu tiếng Việt, nhưng khi bạn nói câu đó với người Đức hoặc người nước khác học tiếng Đức thì nhiều khả năng họ sẽ mắt chữ O mồm chữ A.

Lấy một ví đụ vui nhé: “mày máu thì tao chiều” => “wenn du blut ich Nachmittag” ………was soll das für ein Scheis*.

Ok, bla bla vậy là quá nhiều rồi, sau đây là một số nguồn các bạn có thể tải Podcast về đẻ nghe mọi lúc mọi nơi.

http://dazpod.de/

=> có 49 chủ đề khác nhau, chỉ là Audio

{youtube}yhP3OT2hxAE{/youtube}

=> có 13 Videos và có rất nhiều cuộc đối thoại hay trong đời sống hàng ngày.

Chúc các bạn luyện nghe và nói hiệu quả.

Thân
Vinh


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000