Đây cũng chính là phần học đòi hỏi bạn phải dành ra nhiều thời gian luyện tập và nghiên cứu thật kỹ lưỡng vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhiều nội dung khác nhau.
Nếu trang bị một gốc ngữ pháp tốt, bạn có thể nắm vững được phương pháp đọc hiểu và tự viết được đoạn giới thiệu bằng tiếng Đức dễ dàng.
Ngữ pháp tiếng Đức sẽ không quá khó học nếu bạn biết cách tiếp cận chúng và có phương pháp cụ thể.
Những điều cần biết khi học ngữ pháp tiếng Đức
1. Phương pháp học ngữ pháp tiếng Đức
Không chỉ đối với ngữ pháp mà bất kỳ những gì liên quan đến học tiếng Đức cũng đều yêu cầu bạn phải xây dựng một cách học cụ thể cho riêng mình.
Chúng sẽ giúp bạn định hình đường đi, xây dựng nên một tiến trình cụ thể để bạn có thể căn cứ vào đó và đánh giá được mức độ hoàn thành bài học của mình.
Tùy mỗi chủ đề sẽ có nhiều phương pháp khác nhau, dưới đây là các phương pháp học ngữ pháp tiếng Đức bạn có thể tham khảo
Phương pháp khi học ngữ pháp tiếng Đức
Học ngữ pháp tiếng Đức qua sách Một cuốn sách phù hợp sẽ là một cuốn sách tốt nhất và chúng sẽ cho bạn biết rằng bạn nên tìm hiểu từ điều gì đầu tiên để học ngữ pháp một cách hiệu quả nhất.
Học ngữ pháp tiếng Đức qua sách sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về các dạng, các chủ đề và bạn sẽ biết cách nên học ngữ pháp tiếng Đức từ đâu. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc dựa vào sự hướng dẫn từ các giảng viên trong trung tâm để hiểu hơn về những bài học.
Học ngữ pháp tiếng Đức qua sách
Có rất nhiều nguồn sách, tài liệu đề cập đến nội dung học này, từ những sách chuyên đến không chuyên.
Nếu bạn tự học tiếng Đức và đang trong quá trình tự tìm hiểu, hãy tìm đến những tựa sách đơn giản và dễ học để có thể học hiệu quả. Đừng quá hấp tấp, vội vã mà chọn những cuốn "cao siêu" có thể sẽ khiến bạn dễ bị nản lòng.
Với những bạn đã từng học qua tiếng Đức và có một lượng kiến thức nhất định thì có thể tham khảo đến những cuốn giáo trình đi sâu và chuyên vào ngữ pháp như:
bộ sách A Grammatik, B Grammatik, C Grammatik, sách Die große Grammatik Deutsch, Kurzgrammatik Deutsch,...
đây là những sách khá quen thuộc với những bạn đang theo đuổi tiếng Đức.
Bạn có thể tự đặt ra các chỉ tiêu mà mình cần ở một cuốn sách và dựa vào đó để chọn ra một cuốn thích hợp nhất, những kiến thức mà bạn học được từ sách vở sẽ giúp cho quá trình học tiếng Đức của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.
Lợi ích khi học ngữ pháp tiếng Đức qua sách
Kết hợp giữa học và thực hành
Nếu bạn có nắm vững lý thuyết đến đâu nhưng không thực hành thường xuyên thì sẽ chẳng đạt kết quả tốt được.
Chính vì thế, sau khi tiếp thu được những kiến thức mới, bạn nên luyện tập bằng cách làm các bài tập liên quan đến chủ điểm ngữ pháp mà mình vừa được học, cách này sẽ giúp các bạn dễ dàng ôn lại nội dung bài học cũng như rèn luyện trí nhớ lâu hỏi. Học ngữ pháp quan trọng nhất là viết, chính vì thế ngoài các bài tập điền câu thì bạn nên làm nhiều dạng khác chẳng hạn như: tự hình thành một đoạn hội thoại ngắn, viết đoạn văn miêu tả về bản thân hoặc các chủ đề ưa thích, tập đọc và phân tích các điểm ngữ pháp đơn giản,...
Với những cách này sẽ giúp các bạn rèn luyện được kỹ năng viết, miêu tả một vấn đề, ôn lại từ vựng và học được cách sử dụng cấu trúc câu trong những trường hợp cụ thể.
Kết hợp giữa học và thực hành để học ngữ pháp tiếng Đức hiệu quả
2. Lưu ý khi học ngữ pháp tiếng Đức
Nếu bạn muốn việc học tiếng Đức của mình được toàn diện hơn, hãy tham khảo những lưu ý khi học ngữ pháp tiếng Đức sau để có cái nhìn tổng quan:
Các thì trong tiếng Đức
Về cơ bản, tiếng Đức bao gồm 6 thì: 2 thì hiện tại, 2 thì quá khứ và 2 thì tương lai.
2 thì hiện tại bao gồm Präsens và Perfekt gần giống với thì hiện tại đơn và hiện tại hoàn thành trong tiếng Anh. Kế đến là 2 thì Präteritum và Plusquamperfekt tương ứng với thì quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành, cuối cùng là 2 thì trong tương lai bao gồm Futur 1 và Futur 2 dùng để thể hiện những điều xảy ra trong tương lai nhưng tại các bối cảnh hoàn toàn khác nhau.
Trong ngữ pháp tiếng Đức, động từ được chia thành 3 dạng cơ bản:
động từ thường - Vollverb, trợ động từ - Hilfsverb và động từ khiếm khuyết - Modalverb.
Trong một câu, động từ thường có thể đứng độc lập một mình hoặc làm vị ngữ cố định, trong khi đó, động từ khiếm khuyết thường phải đi kèm với một động từ thường ở dạng nguyên mẫu.
Cách chia động từ trong câu tiếng Đức phụ thuộc vào thì của câu và ngôi nhân xưng (tôi, bạn, họ,...).
Tương tự tiếng Anh, động từ trong tiếng Đức bao gồm 2 dạng: động từ có quy tắc và động từ bất quy tắc.
Ở mỗi thì, động từ có quy tắc thường được chia theo một số nguyên tắc nhất định còn động từ bất quy tắc thường không tuân theo một quy định nào cả, cách duy nhất để học là bạn phải học thuộc lòng chúng.
Đối với danh từ
Danh từ trong tiếng Đức là bộ phận quan trọng và có vai trò cấu thành nên một câu.
Danh từ thường đứng làm chủ ngữ, tân ngữ, trạng ngữ hay bổ ngữ trong câu và đặc biệt chúng luôn được viết hoa chữ cái đầu tiên cho dù đó là danh từ chỉ người hay vật.
Một điểm đặc biệt về danh từ trong tiếng Đức đó chính là chúng được phân loại theo giống, có 3 giống cơ bản:
giống đực - maskulinum, giống cái - femininum, giống trung - neutrum.
Để phân biệt những loại này bạn cần phải dựa vào mạo từ đứng trước chúng: mạo từ "der" chỉ danh từ giống đực, mạo từ "die" thể hiện cho danh từ giống cái và cuối cùng là mạo từ "das" chỉ danh từ giống trung.
Về tính từ
Trong tiếng Đức, tính từ là được gọi là die Adjektiv, chúng có thể đứng trước hoặc sau danh từ và có chức năng miêu tả tính chất của danh từ đó.
Ngoài ra, có một số tình từ thường đứng kèm với động từ nguyên mẫu hoặc giới từ để tạo thành một cụm tính từ nhất định.
Tương tự như tiếng Anh, tính từ trong tiếng Đức cũng tồn tại dưới 3 dạng cơ bản là: tính từ so sánh ngang bằng, tính từ so sánh hơn và tính từ so sánh nhất.
Các loại tính từ thường gặp khi học ngữ pháp tiếng Đức
Trên đây là thông tin về những điều bạn cần biết khi học ngữ pháp tiếng Đức. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và học tiếng Đức của mình.
Chúc các bạn thành công.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000