Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Đức

Hiện nay, tiếng Đức là ngôn ngữ của xấp xỉ 100 triệu người bản xứ (chủ yếu ở Áo, Đức, Bắc Ý, nam Đan Mạch, Thụy Sĩ) và khoảng 30 triệu người không phải bản xứ khác.

Tiếng Đức chuẩn được dạy rộng rãi ở các trường học và đại học trên toàn Châu Âu. Trên khắp thế giới, tiếng Đức chiếm phần lớn nhất các bản dịch từ ngôn ngữ này sang, hoặc từ ngôn ngữ khác.

Có thể thấy, tiếng Đức là một ngôn ngữ vô cùng thông dụng và phổ biến trên thế giới. Để có thể học tiếng Đức việc đầu tiên chúng ta cần làm là học bảng chữ cái và cách phát âm sao cho chuẩn xác nhất.

Khi bạn đã có nền tảng tốt từ việc thuộc bảng chứ cái và phát âm chuẩn thì việc học tiếng Đức sẽ trở nên dễ dàng với bạn sau này, bạn có thể nghe, nói, đọc viết tiếng Đức một cách thành thạo.

 

1 1 Tim Hieu Ve Bang Chu Cai Tieng Duc

Giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Đức

Bảng chữ cái tiếng Đức bao gồm: 30 chữ cái, trong đó có 26 chữ cái la tinh sử dụng phổ biến, 3 chữ nguyên âm bị biến đổi hay còn gọi là biến âm  ä, ö, ü và 1 dấu ß. Có thể hiểu ß là một dạng viết sử dụng 2 chứ s-z đi đôi trong một số trường hợp nhất định.

1 2 Tim Hieu Ve Bang Chu Cai Tieng Duc

Bảng chữ cái tiếng Đức cũng được chia ra thành nguyên âm và phụ âm.

Các nguyên âm bao gồm: a, e, i, o, u. Các nguyên âm này được đọc như trong tiếng Việt (trừ chữ e phải đọc là ê, chữ o phải đọc là ô), không cần sự trợ giúp của các âm khác.

Các phụ âm trong tiếng Đức cũng có cách đọc khá giống như tiếng Việt, chỉ trừ một vài chữ có cách đọc khác như:

  • Chữ “g” trong tiếng Đức đọc là kê hơi kéo dài vần “ê” ra.
  • Chữ “t” đọc là “thê” hơi kéo dài vần “ê” ra.
  • Chữ “h” đọc là “ha”

Đố với 3 nguyên âm bị biến đổi:

  • ö (Đọc: „ô-ê“ như “bà Huê”)
  • ä (Đọc: „a-ê“, mồm há ra, lưỡi đè xuống môi dưới)
  • ü (Đọc: „u-ê“ như “anh Uy”)

Giống với tiếng Việt, Tiếng Đức cũng có những nguyên âm kép và phụ âm kép. Tức là có những chữ có thể đứng cạnh nhau để tạo ra một âm mới.

Nguyên âm kép trong bảng chữ cái tiếng Đức.

1 3 Tim Hieu Ve Bang Chu Cai Tieng Duc

Phụ âm kép trong bảng chứ cái tiếng Đức

1 4 Tim Hieu Ve Bang Chu Cai Tieng Duc

Một số lưu ý trong bảng chứ cái tiếng Đức.

  • ch phát âm giống kh của tiếng Việt khi đi sau các nguyên âm a, o, u hay au
  • Còn khi ch đi sau các nguyên âm e, i, ä, ö, ü, eu hay äu hoặc các phụ âm l, n hay r lại phát âm nhẹ khác hẳn hay chính là ch mềm
  • ng ở cuối một vần phát âm dính liền với vần đó, thí dụ như singen phát âm thành sing-en chứ không phải sin-gen
  • sp- và st- khi ở đầu một từ  dù từ này đứng riêng hay được ghép nên đứng bên trong một từ khác như Einstein (Ein-Stein), Profisport (Profi-Sport) – được phát âm như schp- hay scht-
  • Trong các trường hợp khác, tức là khi -sp- và -st- đứng giữa hay đứng sau một từ, chúng lại phát âm như trong tiếng Anh.

Trong tiếng Đức khi đọc có cả âm chết, một điều rất quan trọng trong tiếng Đức đó là khi đọc chúng ta phải đọc tất cả các chữ cái không bỏ sót chữ nào kể cả âm chết, ví dụ: chữ “J” đọc là “Jott”.

Đặc thù của tiếng Đức là phải phát âm tất cả các chữ trong một từ và có thể đánh vần được. Do đó, khi nhìn vào một từ ta có thể biết cách đọc cuả từ đó. Hãy giành nhiều thời gian cho việc học bảng chữ cái tiếng Đức bạn sẽ có thể học tiếng Đức một cách dễ dàng.


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000