Kể từ cuộc cải cách đại học Wilhelm von Humboldt (1767-1835) thì tại các đại học của Đức có sự thống nhất về việc nghiên cứu và giảng dạy. Từ đó các đại học của Đức không chỉ là những trung tâm đào tạo, mà còn là nơi dành cho những việc nghiên cứu tự do từ cơ bản đến chuyên sâu. Các "ngành khoa học thuần tuý" đòi hỏi ở học viên các bài viết khoa học thực sự nghiêm túc, đó là những bài tập làm tiêu tốn nhiều thời gian của học viên nhất. Học tại các đại học học viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được bằng tốt nghiệp (Diplom) (kỹ sư), bằng Magister Artium (bằng cử nhân dành cho các ngành nhân văn ???) cũng như bằng tiến sĩ. Thêm vào đó, các học viên cũng có quyền chọn lựa và được đào tạo để trở thành giảng viên đại học. Ngoài ra, trong bộ luật chung cho các đại học, còn có những ngành học với các bằng cấp tốt nghiệp tương thích với các chuẩn chung của thế giới như Bachelor và Master.
Các chuyên ngành được gộp chung vào các khoa khác khác nhau như: y dược, khoa học tự nhiên, kỹ sư khoa học, khoa học nhân văn, khoa học luật pháp, thần học, khoa học kinh tế, khoa học xã hội cũng như khoa học nông lâm. Trong các khoa còn được cung cấp các ngành học chuyên môn đặc biệt, chuyên sâu vào lãnh vực lý thuyết của khoa học. Nhiều đại học trên nước Đức còn có những thư viện chuyên môn, các phòng lưu trữ riêng dành cho các chuyên ngành và hỗ trợ những trọng tâm riêng biệt.
Việc học tại đại học (Uni) được tóm gọn lại theo một điều lệ chung, đó là trong đa số các môn học sẽ được dành nhiều thời gian trống cho việc tự nghiên cứu tuỳ theo sở thích.
Các trường đại học kỹ thuật (Technische Universität/Technische Hochschule)
Trước đây, các trường đại học kỹ thuật và cao đẳng kỹ thuật chỉ giảng dạy các ngành kỹ thuật. Nhưng dần dần, theo thời gian các trường đã phát triển và mở rộng ra hơn, vì vậy tại một số trường bây giờ cũng có thêm các ngành về khoa học xã hội nhân văn. Tuy nhiên trọng tâm vẫn hướng về các ngành khoa học tự nhiên và kỹ sư khoa học như trước.
DH chuyên ngành (Fachhochschule : FH )
Ngày càng nhiều học viên quyết định theo đuổi việc học tại các trường FH, vì lý do trước hết đó là thời gian học ngắn hơn và gắn liền với thực hành nhiều hơn là lý thuyết chay tại các đại học (Uni).
Việc quyết định kiểu đại học nào thật sự thích hợp với mình phụ thuộc chính vào mục đích học đại học của bạn. Bởi vậy, trước hết bạn cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về các kiểu đại học ở nước Đức.
+ Vậy FH là gì ?
Về các đại học và các trường đại học kỹ thuật thì bạn cũng có thể ngồi ở nhà mà hình dung ra được, trong khi đó FH lại có một lịch sử khá trẻ và mang một ý nghĩa đặc biệt chỉ của riêng nước Đức. Ngay sau khi được thành lập, các FH đã nhanh chóng được nhiều sinh viên ưa chuộng _ khoảng gần 1/4 các sinh viên bắt đầu của Đức đã chọn FH. Và con số các học viên ngày nay lại tăng gấp 5 lần so với thời điểm ban đầu. 35% các sinh viên tốt nghiệp được ra từ các trường FH. Trong một vài lĩnh vực, như các kỹ sư, thì đã có nhiều hơn phân nửa là tốt nghiệp từ các FH.
+ Điểm đặc biệt: nhiều thực hành, thời gian học ngắn
Điểm quan trọng nhất để hấp dẫn các sinh viên bây giờ là thời gian học ngắn và sát thực với nhu cầu của thực tế - hướng chuyên ngành chứ không chỉ là những lý thuyết dài dòng khô khan. Đó là điểm đặc biệt thu hút của các FH. Các ngành học, các tiết học được tổ chức trong từng nhóm nhỏ, các kỳ thi và các bài học có nhiều thực tập và xoáy trực tiếp vào mục tiêu hướng nghiệp.
Tại các trường FH ngoài việc giảnh dạy học tập dĩ nhiên bạn cũng có thể làm các công việc nghiên cứu như tại các đại học. Nhưng các nghiên cứu này cũng ưu tiên hướng đến các nhu cầu thực tiễn, các áp dụng thực tế. Đó cũng là lý do mà các ngành toàn lý thuyết chay không thể được tìm thấy tại các FH. Các ngành học được mở theo nhu cầu về các nghề kỹ sư, kinh kế xí nghiệp, các lãnh vực trang trí đồ hoạ và xã hội học. Bằng tốt nghiệp tại các FH là bằng kỹ sư (thực hành).
+ Về lịch sử của các cao đẳng chuyên nghiệp
Các trường FH của Đức là kết quả của những cuộc tranh cãi về giáo dục của những năm 60. Trong thời gian đó, nền kinh tế của Đức cần phải đứng vững và cạnh tranh trong cuộc chạy đua với thế giới đã dẫn đến nhu cầu có một đội ngũ các nhân viên có tay nghề thực hành cao, có kiến thức cơ bản vững chắc và thời gian đào tạo ngắn hạn. Chính vì những lý do đó mà các trường FH được thành lập.
+ So sánh với các đại học (Uni)
Đại đa số các FH được hình thành từ các cơ quan, các trường dạy nghề cao cấp về một chuyên ngành nào đó, như các trường kỹ sư, hoặc các trường chuyên ngành kinh tế. Sự quyết định của các bộ trưởng văn hoá các bang năm 1969 (do mỗi bang riêng biệt của nước Đức có một hệ thống văn hoá giáo dục khác nhau) đã thống nhất việc giáo dục với tất cả các trường Cao Đẳng - và "bộ luật chung dành cho hệ thống các trường đại học" vào năm 1976 đã nâng các FH lên ngang hàng với các đại học và những cơ quan tổ chức tương đương khác. Ngay cả các FH theo bộ luật này cũng trở nên độc lập, nghĩa là có sự tự do nghiên cứu, giảng dạy và tự quản lý tổ chức.
Kể từ khi nước Đức được thống nhất, nhờ vào một hệ thống liên bang mới vấn đề này đã có những bước phát triển trên một phương diện mới. Những vùng thuộc DDR cũ (Cộng Hoà Dân Chủ Đức) cũng bắt đầu xây dựng theo những cơ cấu này, như các trường kỹ sư (Ingenieurhochschulen) cũng theo những hướng giáo dục chung với các FH của liên bang Tây Đức. Bên cạnh đó cũng giống như trong chế độ liên bang cũ, các trường FH cũng được xây dựng từ các trường kỹ sư và các trường trung học chuyên nghiệp khác.
+ Trường FH: sự đa dạng phong phú
Chỉ từ những con số người ta có thể nhận thấy được hệ thống giáo dục rộng lớn của các FH: hơn 150 chọn lựa trên nhiều lĩnh vực dành cho các học viên. Bên cạnh đó còn có khoảng 30 trường quản lý nội bộ của các bang và liên bang chỉ dành cho những mục đích riêng biệt và từ đó chỉ dành cho các nhân viên ngoại giao Đức. Còn những trường còn lại thì dĩ nhiên là rộng mở đối với tất cả mọi người, kể cả người nước ngoài. Cũng như vậy các trường được tài trợ phần lớn là từ các bang. Bên cạnh đó cũng có gần 30 trường FH của chính phủ được chấp nhận cho tài trợ từ các cơ quan tư nhân hoặc của nhà thờ. Và cuối cùng, cần nhắc đến là các ngành học của các FH đa số được tập trung trong 5 trường cao đẳng tổng hợp của Đức (là dạng trường đại học được hình thành từ sự sát nhập của các đại học, trường cao đẳng sư phạm, cao đẳng chuyên ngành, và một phần từ trường cao đẳng nghệ thuật), trong đó các học viên trong thời gian theo học còn được chọn lựa thêm những ngành học hoặc những bằng cấp khác.
+ Sự đa dạng của các ngành học
Các ngành học của các trường FH bao gồm khoảng 15 hướng chuyên môn với các phân khoa khác nhau, trong đó chỉ riêng về đào tạo kỹ sư đã có khoảng 30 phân khoa. Các hướng chuyên môn như kinh tế (quản trị), kỹ sư kinh tế, xã hội học, trang trí/tạo hình, tin học, toán, lưu trữ-, thư viện-, và tài liệu học, chăn nuôi và kinh tế gia đình, kinh tế nông-lâm, khoa học trùng tu, phục chế, hàng hải cũng như thông dịch viên.
Với những cung cấp này các trường đã trở thành một trong những cột trụ trong hệ thống giáo dục của Đức, với khoảng 460.000 sinh viên, trong đó hơn 30.000 là người nước ngoài đang theo học. Khuyết điểm của các FH là: ngay cả trong các trường FH cũng có 1 vài ngành có giới hạn gắt gao với việc xin nhập học.
Các trường cao đẳng âm nhạc, nghệ thuật
Sự đào tạo tại các trường cao đẳng nghệ thuật, âm nhạc trang bị kiến thức cho các ngành nghệ thuật tự do (nghệ sĩ, nhạc sĩ...), nhưng bên cạnh đó cũng dành cho các công việc thuộc lãnh vực giảng dạy các bộ môn nghệ thuật. Việc học tại một trường cao đẳng nghệ thuật / âm nhạc có nhiều khác biệt rõ rệt với việc học tại 1 đại học thông thường.
Các trường đại học, cao đẳng tương đương khác
Bên cạnh các kiểu đại học nêu trên còn có các trường cao đẳng sư phạm (Pädagogischen Hochschulen), nơi đào tạo các giáo viên cho các trường trung học các loại (Grund-, Haupt- und Sonderschule cũng như một phần cho các Realschule và các lớp thấp tại Gymnasium). Nhưng chung chung thì việc đào tạo đội ngũ giáo viên được kết hợp vào các đại học (Uni).
Trường đại học-cao đẳng tổng hợp (Universitäten-Gesamthochschulen) được hình thành từ sự kết hợp của đại học, cao đẳng sư phạm, cao đẳng chuyên ngành và thêm một phần của cao đẳng nghệ thuật / âm nhạc. Tại đây các học viên có thể trong lúc học chọn thêm các ngành học hoặc những bằng cấp khác.
Dành cho một số các lãnh vực chuyên môn đặc biệc còn có các cao đẳng như cao đẳng y dược (Medizinische Hochschule) và cao đẳng thú y (Tierärztliche Hochschule) ở Hannover và trường đại học y (Medizinische Universität) Lübeck. Ở Köln còn có trường cao đẳng thể thao và trường cao đẳng nghệ thuật truyền thông. Trường cao đẳng sân khấu ở München, Potsdam-Babelsberg và tại học viện sân khấu Ludwigsburg còn có các ngành học về lãnh vực phim ảnh, truyền hình và truyền thông. Cuối cùng là trường cao đẳng khoa học quản trị tại Speyer với các ngành về khoa học quản trị dành cho các nhân viên ngoại giao...
Bên cạnh các trường của chính phủ còn có hàng loạt các trường đại học cao đẳng khác như các trường của nhà thờ. Và cuối cùng là một số ít các trường đại học tư, nơi mà bạn phải trả tiền học phí để theo học.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000