Lời khuyên đào tạo-Không chỉ có học kinh tế

Lời khuyên đào tạo-Không chỉ có học kinh tếToàn châu Âu không có một nhà tâm lý học, bác sĩ về bệnh tâm thần hay chuyên gia tâm lý trị liệu nào mà tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Thế mà càng ngày càng có nhiều người Việt phải điều trị ở lĩnh vực này. Từ khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã nghĩ rằng , nếu được làm nhà báo thì tuyệt quá. Thế nhưng hồi đó tôi cũng không đủ can đảm để nói ra , thậm chí không dám nghĩ mình có thể vào được đại học. Thế rồi tôi đã học trong trường đại học môn Lịch sử và xã hội học, đã làm việc nhiều năm trong ngành (bằng hứng thú thực sự) rồi mãi đến năm 30 tuổi tôi mới viết được bài báo đầu tiên. Lúc tôi thất nghiệp, tôi đã làm thực tập ở một toà soạn báo. Đó là một cách vào nghề “bằng cửa hông”, mà nghề này được rất nhiều người cho là nghề lý tưởng.


Ngày nay rất nhiều bạn trẻ Việt nam định hướng nghề nghiệp đâu phải theo sở thích, mà là theo những gì người Việt nam ở Đức đã làm. Cho nên mới dẫn đến hiện tượng nguyện vọng nghề nghiệp của người Việt tương đối giống nhau : Rất nhiều người chỉ muốn nghiên cứu môn kinh tế xí nghiệp, một số nghiên cứu về y và tin học hoặc học một ngành nào đấy để trở thành kỹ sư. Bản thân tôi không biết một người Việt nam nào có nguyện vọng nghề nghiệp khác thế. Và cả trong những nghề không cần có bằng cấp đại học, người Việt cũng chen chân để được học các môn mang tính kinh doanh.

Cũng có thể có lợi thế, nếu làm một nghề mà trước đó đã có người làm. Người ta có thể biết được cái gì sẽ đến và đánh giá được liệu có tốt nghiệp được không, hoặc chí ít là có hy vọng được người khác giúp đỡ, những người đã từng nghiên cứu môn Kinh tế xí nghiệp hay Y khoa. Và sau đó ai đã từng nghiên cứu môn Kinh tế xí nghiệp hoặc một ngành có liên quan đến kinh tế nào đó sẽ có lợi thế được tuyển vào các cơ sở làm ăn với Việt nam, vì anh ta thông thạo tiếng Việt và có mối quan hệ với Việt nam. Nhưng thành thực mà nói : Nếu người Việt chỉ tập trung vào một vài ngành thì đó không phải là hay. Những cơ sở làm ăn với Việt nam đâu có nhiều đến thế.

Rất nhiều nghề có tương lai mà chưa có hoặc mới có rất ít người Việt nam quan tâm, đó là những nghề liên quan đến sự hội nhập.

Trước hết là nghề giáo viên: Nước Đức đang có xu hướng thiếu giáo viên trầm trọng. Những người bây giờ sắp tốt nghiệp phổ thông nếu theo đuổi con đường sư phạm chắc chắn sẽ có cơ hội lớn được nhận vào làm việc, mà công việc có khi được bảo đảm suốt đời, vì ở những ngành phục vụ công cộng là thế. Thế rồi lương được trả cũng khá hậu hĩnh. Tuy nhiên nếu ai đó nghĩ mình là thầy giáo để kiếm tiền thì có thể là một sai lầm lớn, vì khả năng đóng vai trò rất quan trọng, không phải dễ học mà nó phải có sẵn. Phải tự tin đứng trước lớp học, luôn tỉnh táo, thần kinh vững. Một số tiểu bang tạo điều kiện thuận lợi để những người nước ngoài nhập cư co thể trở thành giáo viên. Bộ trưởng đặc trách vấn đề đào tạo của Berlin Klaus Böger (SPD) phát biểu :” Chúng tôi muốn đẩy mạnh việc thu hút người không phải gốc Đức vào công tác sư phạm trong các trường học. Họ sẽ mang đến những kinh nghiệm quý báu và xây cầu nối giữa các dân tộc ,giữa các nền văn hoá khác nhau. Vì vấn đề đào tạo được coi là quyền lợi xã hội, nên công tác sư phạm cũng vì thế được đánh giá cao”.

Tuỳ từng tiểu bang và tuỳ từng môn dạy trong tương lai,điều kiện để trở thành giáo viên có nhiều điểm khác nhau. Điều chắc chắn là phải tốt nghiệp phổ thông và phảihọc đại học. Nhưng thường không phải chỗ nào cũng đòi hỏi thành tích học tập phải vượt mức tối thiểu. Lúc đầu chưa nhất thiết phải có quốc tịch Đức, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học cũng nên đặt đơn xin. Về vấn đề này có thể tham khảo trên trang webhttp://www.lehrer-werden.de

Nhiều tiểu bang cũng muốn tuyển người nước ngoài vào ngành công an, vì họ sẽ giúp ngành công an tạo được niềm tin trong số những người nhập cư . Tuy nhiên ở một số tiểu bang cứ hai đến ba năm mới có khoá đào tạo công an mới. Ví dụ như Berlin có 2005 học viên vào ngành công an và 10% trong đó dành cho người nước ngoài. Nhưng đáng tiếc, đến bây giờ thời gian đăng ký đã hết.

Trong ngành công an người ta phân biệt nhiều hình thức phục vụ. Một số lĩnh vực đòi hỏi phải có bằng đại học, một số lĩnh vực khác chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học (lớp 10). Ai muốn trở thành công an , có thể đăng ký liên hệ ngay với bộ nội vụ các tiểu bang. Cũng không nhất thiết phải làm việc ở tiểu bang mình đang sống. Việc đào tạo trong ngành công an cũng có thể bắt đầu sau khi rời ghế nhà trường vài năm. Trong việc này một số tiểu bang đòi hỏi phải có quốc tịch Đức ngay, một số tiểu bang khác cho phép sau khoá đào tạo nhập quốc tịch cũng được. Khi muốn được nhận vào học, học viên phải qua một kỳ sát hạch.

Cũng như trong ngành công an, lực lượng cứu hoả một số tiểu bang cũng chủ ý đào tạo người nhập cư trở thành nhân viên cứu hoả. Điều đó sẽ rất có lợi khi cứu hoả phải tiếp xúc với những người không biết chút tiếng Đức nào. Trong ngành cứu hoả cũng có nhiều hình thức phục vụ phù hợp với trình độ được đào tạo.Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật tầm trung bình người ta chỉ đòi hỏi có chứng chỉ lớp 9 (Hauptschule) là đủ, còn ở mức độ cao hơn đòi hỏi phải có bằng tốt nghiệp đại học và không được quá 35 tuổi. Ở ngành này người ta cần phải có quốc tịch Đức. Trước khi được nhận vào đào tạo, học viên phải chứng tỏ được khả năng thể thao cũng như một số hiểu biết nhất định. Có thể tham khảo thêm thông tin ởhttp: // www.berliner-feuerwehr.de/bewerbungsbuero.html.

Có thể đặt đơn xin đào tạo ở tiểu bang nào cũng được, nhưng cần tham khảo trước xem năm đó tiểu bang có kế hoạch đào tạo không. Đã trở thành công an hay lực lượng cứu hoả thì học viên có quyền hy vọng được tuyển dụng suốt đời, vì đó là những lực lượng phục vụ công cộng.

Toàn châu Âu không có một nhà tâm lý học, bác sĩ về bệnh tâm thần hay chuyên gia tâm lý trị liệu nào mà tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Thế mà càng ngày càng có nhiều người Việt phải điều trị ở lĩnh vực này. Kết quả điều trị lại rất phụ thuộc vào việc thông hiểu ngôn ngữ. Như vậy một cơ hội nữa đến với giới trẻ Việt nam có trình độ tiếng Việt. Tất nhiên không phải ai cũng trở thành nhà tâm lý học được, vì như vậy sẽ thừa và cạnh tranh sẽ rất lớn. Để nhảy vào được ngành này có hai khả năng: hoặc học đại học khoa tâm lý hoặc đại học y với chuyên ngành thần kinh học và bác sĩ điều trị bệnh tâm thần. Hai hướng này đều cần có bằng tốt nghiệp phổ thông (Abitur) thật tốt, vì chỉ những người có thành tích học tập đạt trên tiêu chuẩn quy định mới được nhận vào. Con đường đào tạo khá dài nên cũng chứa đựng nguy cơ bỏ giữa chừng. Trong ngành này người ta không nhất thiết đòi hỏi phải có quốc tịch Đức.

Những người thích ngành y nhưng điểm học không tốt hoặc ngại học lâu cũng có thể trở thành nhân viên phục vụ trong hiệu thuốc. Điều kiện là học đại học dược 4 năm và một năm thực tập, tất nhiên phải thích môn hoá và điểm môn này phải tốt. Cũng có thể không cần phải học đại học nhưng vẫn có tương lai làm việc trong các hiệu thuốc, nếu điểm tốt nghiệp phổ thông (Abitur) hoặc tốt nghiệp phổ thông trung học (Realschulabschluss) rất tốt để có thể được đào tạo thành trợ lý kỹ thuật dược. Lĩnh vực này cũng đòi hỏi kiến thức tốt ở môn hoá . Thông tin tham khảo : http:// www.jobpilot.de/content/journal/studium/beruf/apotheker.htl.

Những nghề như y tá, chăm sóc bệnh nhân, trợ lý bác sĩ , chăm sóc người già yếu cũng là cơ hội cho những người muốn đan bện hai nền văn hoá khác nhau. Vì một bác sĩ điều trị cho một người Việt chẳng hạn sẽ tiết kiệm được tổn phí phiên dịch , nếu trợ lý của ông nói được tiếng Việt. Trong tương lai những người Việt sống ở Đức cũng sẽ già đi, và người ta sẽ rất phấn khởi nếu được nói chuyện với người chăm sóc mình bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt. Xin học những nghề này bạn có thể hỏi cụ thể ở các hãng bảo hiểm. Thông tin cần thiết xin hỏi các sở lao động.

Theo TTT.

© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000