Trượt visa du học Đức là vì đâu? Những lí do được đúc kết bởi các bạn đã trượt visa du học Đức 1 lần và hiện tại đang học tập và làm việc tại Đức.
1. Trễ ngày thi/ Ngày nhập học
Các bạn sang Đức học đại học bậc cử nhân thường phải tham dự kỳ thi vào dự bị Đại học (ĐH) được gọi là Aufnahmetest hoặc Aufnahmeprüfung. Kỳ thi này thường có ngày xác định và ghi rõ ràng trên website của từng trường, các bạn nên lưu ý điều này.
Đối với du học Đức nếu bạn sử dụng Zulassung của 1 trường bất kỳ nào hãy cân nhắc việc nộp hồ sơ visa trước ngày thi ít nhất từ 46 tuần theo đúng quy định của Đại sứ quán. Ví dụ: Nếu bạn dự định thi trường STK Hannover vào ngày 21.2.2017 thì bạn phải nộp hồ sơ xin Visa vào trong khoảng thời gian từ 17.1 – 31.1.2017. Điều đó có nghĩa bạn phải đảm bảo có Zulassung chắc chắn vào khoảng đầu tháng 1.2017 thậm chí sớm hơn vì tắc đường post ở Việt Nam.
Trường hợp này hồ sơ bị lưu 6 tuần tuần chưa có câu trả lời.
2. Sang Đức không rõ mục đích (Học lệch ngành)
Xin học trái ngành so với giấy tờ APS đã có là khả năng cao trượt Visa rất cao. Giấy chứng nhận APS thường ghi rất rõ là đủ năng lực học ngành nào, nên cho dù xin được Zulassung cũng nên cẩn thận. Lời khuyên: Zulassung, giấy tờ xin Visa cố gắng thống nhất tên ngành và khớp hồ sơ (Sang đây muốn đổi gì đổi sau, dễ hơn).
3. Điểm TestAS thấp và Zulassung không phù hợp
Có 1 bạn điểm Testas 9193 và trượt Visa có thông báo rõ ràng là Testas thấp, kỳ sau bạn ấy nộp Zu của Hannover và hiện tại đang học tại Đức.
Lưu ý: với các trường có yêu cầu điểm testAS. Với các trường hợp này, thi lại testAS là hết sức phí tiền, nên khi xác định thi phải làm cố cho điểm tốt hẳn lên. Nộp thử lại lần sau và với Zulassung các trường khác. Nên xin Zulassung cả trường sớm lẫn muộn.
4.Giấy xin học khóa tiếng Đức và Zulassung không trùng thành phố
Nhiều bạn xin thêm một khóa tiếng Đức nộp kèm với Zulassung trong hồ sơ xin Visa. Tuy nhiên vẫn bị trượt Visa và hồ sơ bị lưu tận 9 tuần. Bạn đó Zulassung thi STK thành phố K. nhưng khóa tiếng ở 1 ngôi làng M. mà M. cách K. 150 km. Điều này sẽ “giúp” bạn trượt visa du học Đức dễ hơn bao giờ hết.
Lưu ý: khóa tiếng phải dạng tập trung/ intensive 20 giờ/1 tuần trước ngày thi (Thực ra cái này mất tiền thêm chẳng để làm gì. Nếu bằng B1/B2 điểm rất tốt thì không phải là vấn đề). Một số sở ngoại kiều có sẵn danh sách các trung tâm học tiếng Đức nơi mà học ở đó mới gia hạn được Visa nên các bạn cũng rất cần lưu ý vấn đề đó.
5.Vốn ngoại ngữ chưa tốt
Chứng chỉ ngoại ngữ thường bao gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tùy theo yêu cầu của trường và thành phố nơi đến họ cũng xem xét cả yếu tố này. Nếu 1 trong 4 kỹ năng của bạn đạt dưới 50 điểm thì chân thành khuyên bạn dừng nên nộp hồ sơ xin Visa. Một số lời đồn cho rằng các kỹ năng trên 70 thì sẽ dễ có Visa hơn. Trên thực tế là nhiều bạn có 1 hoặc 2 kỹ năng trong khoảng 6070 vẫn có Visa. Không có quy tắc nào cho việc này, nhưng nếu các kỹ năng từ 7090 thì cứ tự tin là nộp và cơ hội có visa cao.
Một vài lời khuyên
Nên:
Hồ sơ xin Visa nên thống nhất tên các địa danh nơi đến. Vì hồ sơ của các bạn sẽ được gửi sang Đức và theo các bạn cả một lịch sử lâu dài khi sống và học tập tại đây. Mỗi lần gia hạn Visa bạn lại nhìn thấy nó 1 lần nữa.
Bình tĩnh chờ đợi từ 36 tuần sau ngày nộp hồ sơ xin Visa.
Không nên:
Xin khóa học tiếng tại 1 thành phố và Zu tại thành phố khác. Cứ làm cho nó giống nhau và sang đây muốn học ở đâu thì học.
Nguồn: hotrosv.de
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000