Đức-Giành lại ngôi vị đầu bảng về đào tạo ĐH

Đức-Giành lại ngôi vị đầu bảng về đào tạo ĐHĐể thực hiện chiến lược này, chính phủ chọn ra 5 trường điểm để đầu tư thêm 50 triệu E/năm. Chính phủ cũng cho phép các trường tự qui định mức học phí, mời các chuyên gia và các giáo sư tốt nhất trong nước và quốc tế đến giảng dạy để thu hút nhiều hơn nữa số SV nước ngoài. Trường kỹ thuật Müchen, một trong những nơi đào tạo tốt nhất nước Đức, đã áp dụng hệ thống quản lý theo kiểu Mỹ: Tăng học phí, tuyển chuyên gia và các giáo sư tốt nhất trong nước và quốc tế. Bởi trong khối EU, sự tự do lựa chọn trường ở nhiều nước thành viên để theo học của các SV đã mở ra cơ hội cạnh tranh giữa các trường lớn chưa từng có.


Theo ông Hiệu trường Wolfgang Herrmann của trường Kỹ thuật Müchen, SV Đức được tự do lựa chọn trường để theo học thuộc hệ thống các trường trong khối EU, số SV Đức theo học các trường ĐH trong nước sẽ tụt giảm. Điều này sẽ buộc các trường cạnh tranh quyết liệt hơn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng giáo dục để thu hút SV nước ngoài. Nền KT và xã hội Đức chỉ tồn tại nếu họ biết cách thu hút các SV nước ngoài xuất sắc theo học.


Khoảng 6 năm trước, hệ thống các trường ĐH ở Đức được coi là tốt nhất thế giới. Berlin, Heidelberg và Gottinggen đã có những giáo sư đoạt giải Nobel ở nhiều lĩnh vực; Trong khi các trường khác như Harvard, Princeton hoặc Stanford vẫn còn “gióng chờ” ngày trở về nên nổi tiếng. Tuy hiếu học và có truyền thống tốt, nhưng do thiếu tiền, các trường hạn chế số sinh viên, khiến nhiều người phải “dùi mài” thi cử trong nhiều năm mới thi đậu được đại học. Có tới 27% số người tốt nghiệp đại học ở độ tuổi trung bình là 29 – một kỷ lục! Sự sáng tạo và bứt phá cũng là vấn đề nan giải. Lần cuối cùng một người Đức đoạt giải Nobel cách đây đã 3 năm. Khi đang nghiên cứu tại Mỹ.


Không chỉ có Đức đang ở trong tình trạng “phát triển bề ngang”, hầu như cả châu Âu đều gặp vấn đề tương tự. Ở Anh, việc tranh cãi về soạn thảo luật mới nhằm tăng học phí khiến chính phủ phải đau đầu. Ở Pháp, các trường đại học hàng đầu như Sorbonne vẫn duy trì được tính cạnh tranh nhưng đều gặp phải không ít khó khăn về tào chính, học phí…Dù sao, người Đức vẫn tham vọng nhất với tuyên bố năm 2004 sẽ là năm sáng tạo. Chính phủ Đức đã ý thức rõ hơn về việc tạo lập các trường đại học danh tiếng sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Đức phát triển. Thủ tướng Gerhard Schoeder còn mục tiêu tạo ra một “Harvard của nước Đức”. Một trong những giải pháp được chính phủ đưa ra là chọn ra 5 trường điểm để đầu tư thêm 50 triệu euro/năm, con số này tương đối lơn so với ĐH Humboldt (Berlin) có ngân sách 200 triệu euro/năm, nhưng không thấm vào đâu so với ngân sách 2 tỷ euro/năm của ĐH Harvard (Mỹ)



© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000