Ngày càng nhiều đại học tư nhân được thành lập tại Đức

Ngày càng nhiều đại học tư nhân được thành lập tại ĐứcLogo trường ĐH quốc tế Bremmen-International University Bremen Hằng trăm sinh viên dành nhau một chỗ ngồi trong giảng đường, hàng giờ tìm một cuốn sách nào đó trong thư viện … những điều này thì Nadine chỉ nghe kể lại. Khi Nadine, năm nay 20 tuổi, ngồi trong giờ học, thì ngoài cô ra chỉ có khoảng mười sinh viên khác. Tại đây, cô học nhiều môn luật, vi tính, thông kê, kinh tế, nhưng trước hết là văn hoá và phương tiện truyền thông. Nadine cho rằng chính sự kết hợp này đã tạo cho tôi sự thích thú. Nadine đang học năm thứ nhất, ngành „Quản lý văn hóa và phương tiện truyền thông“ (Kultur- und Medienmanagement) tại trường ĐH Zeppelin. Trường nằm tại Friedrichshafen- Bodensee.

Từ mùa hè năm ngoái có khoảng 100 sinh viên ghi danh vào trường. Stefan Jansen, năm nay 32 tuổi, là hiệu trưởng ĐH trẻ nhất trên nước Đức từ trước đến nay. Stefan nói: Chúng tôi đang mới bắt đầu và có nhiều dự kiến: Nếu trường thật sự hoạt đông thì có thể có khoảng 1000 sinh viên sẽ học tại Bodensee trong khuông khổ quốc tế và có kỷ luật. Sau đó là ngành sân khấu, quản lý hành chánh tại các hãng và khắp mọi nơi khi mà kiến thức chuyên ngành chưa đủ cho công việc. Các vùng địa phương như Zeppelin, Friedrichshafen trợ giúp vào dự án này. Nhà kinh tế học nổi tiếng Birger Priddat đã chuyển từ đến trường Witten/Herdecke.

Tuy nhiên, điều đó ngày một khó hơn, vì số lượng các trường đại học tư trong những năm qua gia tăng. Tại Berlin vào mùa thu qua đã có 19 sinh viên bắt đầu học tại trường Touro College, một trường quản lý của Mỹ và Do Thái. Vào mù thu năm nay, tại Rostock, trường Hanseatic University sẽ đi vào hoạt động. Đây là trường ĐH đầu trường thành lập dựa trên cổ phiếu. Trong vòng 10 năm sẽ có khoảng 5.000 sinh viên học tai trường.

Đến những năm 90, tại Đức đã có rất nhiều trường đại học tư. Từ đó làn sóng thành lập các trường đại học tư không giảm. So sánh với các ĐH nhà nước, thì các trường đại học tư có nhiều điều hứa hẹn hơn: Nhiều thực hành, định hướng đào tạo quốc tế, học nhanh, nhiều quan hệ tốt với các hãng. Điều đó cũng là những điều thuận tiện tìm được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. Những điều này thì các trường đại học tư như trường Wissenschaftliche Hochschule für Unternehmensführung (WHU) gần Koblenz hay European Business School (EBS) tại Oestrich/Winkel đã thực hiện được từ nhiều năm nay. Những trường mới thành lập (Newcomer) thì gặp nhiều khó khăn để có thể tạo tên tuổi cho trường.

Volker tại Stifterverband für Deutsche Wissenschaft cảnh cáo trước việc cho rằng trường đại học tư nào cũng tốt như nhau. Tất cả các trường đều có lợi thế như nhau: Do số sinh viên ít nên việc đào tạo nhanh hơn, các trường đều tìm chỗ làm thực tập cho sinh viên, các trường đại học tư không những dạy kiến thức chuyên ngành, mà còn có ngoại ngữ, những cách trình bày. Hầu hết các trường tự tìm sinh viên có động cơ học tập hơn sinh viên của các trường công. Điều đó cho phép học nhanh hơn. Tuy nhiên, các trường công trong những năm qua đã thay đổi. Những chương trình có tính quốc tế, những quan hệ với các hãng đã trở thành tiêu chuẩn tại rất nhiều trường. Tobias Nickel, trưởng phòng tuyển dụng nhân viên của BMW, cho rằng: „Những sinh viên xin việc học tại các trường đại học tư không hề có ưu thế“. Ngoại trừ các trường nổi tiến như WHU, EBS, hay Witten/Herdecke, cũng như các trường đại học công như Köln, Münster hay Mannheim, thì các trường đại học tư mới không có ảnh hưởng gì trong các hãng . Ưu thế có chăng là việc đã trả học phí thể hiện một trách nhiệm. Vì vậy, không hề bảo đảm một trăm phần trăm là có việc làm sau khi ra trường.

Trường Đại học tư Göttingen (Private Fachhochschule Göttingen (PFH)) sẽ trả lại học phí năm cuối cho sinh viên, nếu sinh viên sáu tháng sau khi ra trường không tìm được việc làm tương xứng. Những sinh viên bắt đầu cũng không ngại gì về tài chánh. Sau bốn tháng học mà không hài lòng thì sinh viên có nhận lại tiền học đã trả. Học tại trường cao đẳng tư Göttingen rất nhiều thực tập: 60 tuần làm việc trong các hãng là bắt buộc. Những hãng thực tập cũng là các hãng nổi tiếng như SAP, Telecom, Conti và Bahlsen.

Trường quản lý quốc tế (Internaltional School of Manegement- ISM) tại Dortmund cũng đặt tiêu chuẩn cao. Ba chương trình thực tập khác nhau, trong đó một lần ở nước ngoài, là bắt buộc và hai học kỳ học ở nước ngoài. Trường quản lý quốc tế ISM đào tạo chuyên ngành Quản lý du lịch (Tourismusmanagment). Những hãng thực tập là Peek & Cloppenburg và Douglas. Cơ may có được việc làm sau khi tốt nghiệp là chấp nhận: 7 trong số 40 sinh viên tốt nghiệp là có việc làm.

Trường Cologne Business School tại Köln đào tạobốn chuyên ngành. Trong đó, sinh viên có thể làm việc tại châu Á. Còn không thì trường đào tạo gần thực tiễn, quốc tế hoá và Training. Đối với những sinh viên có trách nhiệm, tin tưởng và sắp xếp tốt vào chương trình học và thực tập, thì một trường cao đẳng hay ĐH công là sự lựa chọn tốt nhất.

Truyền thống thì trường đại học tư tập trung vào các ngành kinh tế. Nhưng trường ĐH quốc tế Bremmen (International University), thành lập năm 1999, thì đào tạo cả kỹ sư, những ngành nhân văn, tự nhiên. Trường rất nổi tiếng, chỉ có 20% là sinh viên Đức. Hội đồng khoa học đã chứng nhận chất lượng đào tạo của trường và đây là một ngoại lệ. Tuy nhiên, trường ĐH quốc tế Bremmen hiện còn đang ở giai đoạn phát triển, mở rộng. Nên các hãng không thể có kết luận với các sinh viên tốt nghiệp của trường. Tiền lệ phí rất cao: 15.000 Euro/năm là mức cao nhất tại Đức.

Tại trường luật tại Hamburg, Hamburger Bucerius Law School, các sinh viên có thể đóng học phí để tiến thân nghề nghiệp là luật sư hay cố vấn pháp luật. Du học ở nước ngoài là bắt buộc, đào tạo cách diễn đạt và đàm phán là điều tất yếu. Từ mùa hè này thì sinh viên của trường sẽ thi quốc gia như các sinh viên của các công. Điều này cho phép so sánh trực tiếp thành tích học tập.

Giáo sư tại các trường công thường nổi tiếng. Ngược với các trường mới thành lập thì các giáo sư chỉ làm việc phụ (Nebenjob). Ví dụ trường Hamburger Bucerius Law School thuê Luật gia thương mại Karsten Schmidt hay Erich Samson, chuyên gia luật kinh tế và thuế.

Vì các hãng tặng tiền rất ít và tập trung vào những dự án của hãng, nên nhiều trường đại học tư sẽ không có tiền để chi ra. Chuyên gia khoa học của văn phòng cố vấn Kienbaum cho rằng: „Trong những năm tới sẽ có nhiều trường sẽ không thể tồn tại“. Các trường nổi tiếng cũng phải tiết kiệm.

Những trường nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc nhận những khoảng hay cơ quan trợ giúp, ví dụ như trường ĐH quốc tế Bruchsal. Trường được thành lập các đây 7 năm, được trợ giúp của tiểu bang Baden-Württenberg, để trở thành một trường tương tự MIT. Nay trường không còn có gì sau khi không thực hiện kiểm định tại hội đồng khoa học. Tiểu bang ngưng cấp tài chính vào năm 2005. Mặc dù, ban giám hiệu trường khẳng định là sẽ tiếp tục hoạt động sau đó. Nhưng việc phá sản là không tránh khỏi. Điều này làm sinh viên lo sợ. Con số dự kiến 400 sinh viên ghi danh thì trường đã không đạt được.



Theo Tuần báo Kính tế

© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000