Lựa chọn du học ở một đất nước nào đó chắc chắn bạn sẽ phải gặp gỡ với những người bạn mới, những người hàng xóm… ở nước đó. Và bạn cũng muốn để lại ấn tượng tốt đẹp với họ.
Nếu bạn còn chưa biết những điều mình cần phải làm gì và không nên làm gì khi du học Đức thì những tình hướng dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trước hết cùng xem một ví dụ:
Tonio được bạn học mời đi dự một bữa tiệc, đó là bữa tiệc đầu tiên mà Tonio tham gia ở Đức. Khi cậu nhìn thấy chủ nhà, cậu liền tiến lại gần vào ôm lấy anh ta, chào hỏi. Nhưng thay vì được ôm lại, anh chủ nhà lại nhìn Tonio một cách rất kì lạ. Khi đó, Tonio không thốt nên lời. Một người khách khác nói với cậu rằng:
“Ở đây chúng tôi thường không làm như thế bạn ạ.”
Cách cư xử hay những hành vi ứng xử của người Đức thường không dễ gì để nhận biết ngay khi mới gặp. Chính vì vậy, những thông tin này sẽ rất hữu ích cho bạn để có thể thích ứng được với cuộc sống tại Đức.
Việc cư xử đúng cách sẽ mở ra nhiều cánh cửa.
„Cách cư xử là một phần cơ bản nằm trong văn hóa của một đất nước. Đó tuy không phải là những quy tắc cứng nhắc nhưng phản ánh cách hành xử của mỗi người đối với nhau.“
Theo bà Andreas Weinzierl, nhà tư vấn đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực văn hóa ứng xử và rèn luyện hình ảnh. „Ở đất nước chúng tôi, cách cư xử phát triển dưới sự ảnh hưởng của những biến động trong xã hội.“ Điều đó có ý nghĩa với chúng tôi như sau:
Ngày nay nếu ai đó cúi chào, hay chào bằng cách hôn lên tay của một cô gái sẽ làm người đối diện cảm thấy rất khó chịu. Những điều này chỉ áp dụng cho hàng trăm năm trước đây, còn bây giờ mọi thứ đã khác đi rất nhiều.
Theo bà Weinzierl thì tính thân thiện, tôn trọng, lịch sự và đúng giờ là những đức tính quan trọng nhất. Nếu như con người bạn hội tụ đủ những đức tính này, thì việc làm khách trên đất nước Đức cũng không có gì quá khó khăn.
Đôi khi có thể có những hiểu lầm, khi đó bạn nên cân nhắc lời khuyên của chuyên gia như sau:
„Nếu cư xử sai, bạn nên xin lỗi một cách ngắn gọn. Tuyệt đối không nên nói dài dòng về sai sót đó. Tốt nhất bạn nên hỏi đối phương, cách hành xử đúng trong trường hợp đó là như thế nào và làm thế vào lần sau.“
Tính đúng giờ và các vấn đề chung như sau:
Vậy để các bạn tránh gặp phải những sai sót khi sinh sống ở Đức, chúng tôi đã tập hợp lại một danh sách gồm những điều nên hay không nên làm trong đời sống thường nhật tại Đức:
Cách xưng hô:
- Nếu với người lạ mà không phải bạn bè của mình thì bạn nên dùng ngôi „Sie“. Giữa các sinh viên trong trường thì có thể dùng ngôi „du“ với nhau được.
- Bạn không được dùng ngôi „Sie“ với tên của người đối thoại cùng, tương tự như vậy bạn không nên dùng ngôi „Du“ với họ của người đó.
Chào hỏi
- Cách chào hỏi của người Đức thể hiện bằng cái bắt tay. Ôm hay hôn vào má tốt nhất chỉ dành cho những người bạn thân thiết.
- Khi đối thoại thì việc giao tiếp bằng ánh mắt rất được đề cao. Việc né tránh ánh mắt người đối diện sẽ nhanh chóng bị họ coi là bất lịch sự.
Trong khi đối thoại
- Thông thường người Đức được coi là khá e dè và không thích nói chuyện về những vấn đề riêng tư. Những chủ đề được ưu tiên hàng đầu khi nói chuyện thường về công việc hoặc học tập.
- Bạn nên tránh các chủ đề liên quan đến chính trị hay tôn giáo. Kể cả câu hỏi: „Bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng?“ đó là câu không thông dụng và đối phương thường né tránh không muốn trả lời.
- Hãy luôn tỏ ra lịch sự, nhưng đừng quá phô trương. Đưa ra nhiều lời khen quá cũng khiến người đối diện cảm thấy phiền toái.
Trong cuộc hẹn
- Hãy thật đúng giờ! Nếu như bạn phải đến muộn hoặc không thể đến chỗ hẹn, bạn nên thông báo cho đối phương sớm nhất có thể bằng cách gọi điện trực tiếp cho họ.
- Ai trả tiền người đó, bạn đã ăn gì, uống gì, chỉ phải trả đúng số tiền của bạn. Bạn cũng có thể mời đối phương, nhưng với phái nữ điều này rất dễ gây hiểu lầm.
Ăn uống
- Tại một quán ăn hay trong một nhà hàng thường bạn có thể tự chọn bàn cho mình.
- Bạn phải thanh toán hóa đơn của bữa ăn cho phục vụ ngay tại bàn ăn. Bạn cũng có thể tip cho phục vụ, điều này khá phổ biến, nhưng cũng đừng nên quá đà. Nếu hóa đơn lẻ tiền thì bạn có thể làm tròn vừa phải là được.
- Rất hiếm các quán ăn ở Đức chấp nhận dùng thẻ tín dụng. Tốt nhất bạn vẫn nên có tiền mặt, để sau khi ăn đứng dậy bạn không bị gọi lại rửa bát cho quán.
Theo Du Học Đức
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000