Kết quả của cuộc kiểm tra PISA (Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế) cho thấy học sinh Đức xếp thứ ba (cũng là hạng chót) sau Phần Lan, cùng với Ý, Mỹ và Tây Ban Nha đều ở vị trí thứ hai. Đây là những nước người Đức cho rằng không có trường tốt như ở nước họ.
Cuộc kiểm tra quy mô toàn cầu lần đầu tiên về những kỹ năng then chốt của thiếu niên lứa tuổi 13 đến 19 được thực hiện với học sinh khắp thế giới, bao gồm 265.000 học sinh 15 tuổi ở Đức. Những học sinh này được kiểm tra vào mùa hè năm 2000 về kỹ năng đọc hiểu toán học và khoa học. Kết quả của cuộc kiểm tra này được công bố vào tháng 12 năm ngoái.
Người Đức càng “đau” hơn khi cuộc kiểm tra nói trên cũng cho thấy ít học sinh Đức đạt điểm tối đa hơn so với 12 trong tổng số 15 nước thành viên Liên minh châu Âu. Chỉ có 9% học sinh Đức có thể hiểu bài khóa mà chúng đọc, ngang bằng với Áo và Thụy Sĩ nhưng quá cách biệt so với 16% của Anh và 12% của Mỹ. Chưa hết, 10% học sinh Đức được kiểm tra không thể xử lýnhững bài khóa đơn giản nhất và 13% khác đạt cấp độ thấp nhất. Kết quả này chỉ đặt Đức trên 4 quốc gia khác về phần đọc hiểu của cuộc kiểm tra.
Báo chí Đức đã tỏ ra giận dữ với một “sự thực phũ phàng” như thế. Tuần báo Der Spiegel có thế lực ở Đức thậm chí đã đặt câu hỏi “Người Đức có ngu ngốc không?” và liệt kê vô số những điểm yếu của trường học Đức. Trong khi đó, tờ Tageszeitung xuất bản tại Berlin tuyên bố: “Học sinh Đức đứng gần đầu danh sách “những kẻ bất tài” vì chúng không biết đọc, không biết viết và quên các thuật toán”.
Kết quả nói trên đã khiến cho những người chủ dụng lao động Đức lo ngại. Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sử dụng lao động Đức, ông Dieter Hundt, cho rằng cải cách các trường học là nhu cầu bức thiết nhất hiện nay. Các nhà chính trị Đức cũng kêu gọi cải cách, nhưng họ vẫn chưa vượt qua được sự thờ ơ đã gây nên sự trì trệ trong nền giáo dục nước này.
Ngay sau khi kết quả cuộc kiểm tra được công bố, một hội nghị quy tụ các bộ trưởng giáo dục và văn hóa liên bang đã được tổ chức không đưa ra được những ý tưởng cụ thể và những tuyên bố của họ thì chung chung như “sẽ tìm biện pháp khuyến khích trẻ em kém may mắn về giáo dục đến trường”. Bộ trưởng Giáo dục Đức Edelgard Bulmahn thậm chí còn tuyên bố bà ta “không có trách nhiệm gì đối với hiện trạng các trường học” ở Đức. Không chỉ các nhà chính trị Đức phủi trách nhiệm, các nhà giáo dục Đức cũng đẩy trái bóng trách nhiệm sang người khác. Josef Kraus, lãnh đạo Hiệp hội Giáo viên Đức, cho rằng các phụ huynh Đức đã không “tham gia một cách đầy đủ vào việc học hành của con cái”. Theo hãng tư vấn quốc tế McKinsey, để có thể củng cố nền giáo dục Đức, cần phải có 3 tỉ USD.
Sẽ có nhiều việc phải làm để khôi phục lòng tin của dân chúng về nền giáo dục của nước mình, trong đó có việc khắc phục sự thờ ơ của chính quyền đối với giáo dục và hạn chế ảnh hưởng của sự giàu nghèo đối với kết quả học tập, cũng như cải thiện điều kiện sống của dân nhập cư, vì theo kết quả của cuộc kiểm tra PISA, con cái của những người này có tỉ lệ biết đọc, biết viết thấp nhất
Theo BBC
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000