Những câu hỏi như “Bạn có biết nàng Loreley", “Có bao nhiêu CLB ở Đức?", “Công việc đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của người Đức?" sẽ được giải đáp một cách hài hước và từ nhiều góc nhìn khách quan tại Triển lãm “Nước Đức cho người mới tiếp cận".
Từ ngày 5-14/3 tới, cuộc triển lãm "Nước Đức cho người mới tiếp cận" sẽ diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội và Trung tâm Việt Đức (DAAD Hà Nội).
Đây được xem như là một "bảo tàng giàu cảm xúc" do Viện Goethe và Cơ quan liên bang về Giáo dục công dân Đức tổ chức.
Với hàng trăm vật dụng và các vật lưu niệm cá nhân sống động, người xem sẽ được giải đáp từ nhiều góc nhìn khách quan khác nhau một cách hài hước cho các câu hỏi về lịch sử, văn hóa và chính trị của Cộng hòa Liên bang Đức.
Cấu trúc căn bản của triển lãm được tạo nên từ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Đức: B trong từ "Brauchtum" - phong tục, tập quán, G trong từ "Gemütlichkeit“ - sự ấm cúng, Z trong "Zukunft“ - tương lai.
Những hiện vật lưu niệm hay các vật dụng cá nhân được trưng bày bên trong, theo chủ đề của từng chữ cái.
Ví dụ với chữ cái F trong từ "Fußball" - bóng đá, người xem sẽ thấy một trạm phát thanh và nghe những bài hát về bóng đá, nhìn thấy các quả bóng của đội thắng trận, chiến lợi phẩm của các fan hâm mộ như những chiếc áo có chữ kí của cầu thủ, một chiếc giày vàng và một cái còi.
Người xem cũng có thể xem trên màn hình các pha ghi bàn quyết định trên sân Wembley trong trận chung kết WorldCup năm 1966, hay có thể tham khảo thông tin về các thành tích của đội bóng đá nữ quốc gia Đức.
"Nước Đức cho người mới tiếp cận" là cuộc triển lãm đa ngôn ngữ được tổ chức tại các viện Goethe trên thế giới sau khi được trưng bày lần đầu vào mùa Hè năm ngoái tại Berlin.
Từ 9-18/4, "Nước Đức cho người mới tiếp cận" tiếp tục được tổ chức tại Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh./.
Đây được xem như là một "bảo tàng giàu cảm xúc" do Viện Goethe và Cơ quan liên bang về Giáo dục công dân Đức tổ chức.
Với hàng trăm vật dụng và các vật lưu niệm cá nhân sống động, người xem sẽ được giải đáp từ nhiều góc nhìn khách quan khác nhau một cách hài hước cho các câu hỏi về lịch sử, văn hóa và chính trị của Cộng hòa Liên bang Đức.
Cấu trúc căn bản của triển lãm được tạo nên từ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Đức: B trong từ "Brauchtum" - phong tục, tập quán, G trong từ "Gemütlichkeit“ - sự ấm cúng, Z trong "Zukunft“ - tương lai.
Những hiện vật lưu niệm hay các vật dụng cá nhân được trưng bày bên trong, theo chủ đề của từng chữ cái.
Ví dụ với chữ cái F trong từ "Fußball" - bóng đá, người xem sẽ thấy một trạm phát thanh và nghe những bài hát về bóng đá, nhìn thấy các quả bóng của đội thắng trận, chiến lợi phẩm của các fan hâm mộ như những chiếc áo có chữ kí của cầu thủ, một chiếc giày vàng và một cái còi.
Người xem cũng có thể xem trên màn hình các pha ghi bàn quyết định trên sân Wembley trong trận chung kết WorldCup năm 1966, hay có thể tham khảo thông tin về các thành tích của đội bóng đá nữ quốc gia Đức.
"Nước Đức cho người mới tiếp cận" là cuộc triển lãm đa ngôn ngữ được tổ chức tại các viện Goethe trên thế giới sau khi được trưng bày lần đầu vào mùa Hè năm ngoái tại Berlin.
Từ 9-18/4, "Nước Đức cho người mới tiếp cận" tiếp tục được tổ chức tại Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh./.
TH.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000